Thứ Hai, 22/07/2019 | 11:45

Theo đà phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự xuất hiện của những trang thiết bị tiên tiến chắc chắn sẽ tạo ra cuộc cách mạng lớn ở lĩnh vực y học trong tương lai. Từ đó, làm thay đổi một cách toàn diện cuộc sống của con người.

Ở thời điểm hiện tại, Microsoft đã và đang tiến hành hoàn thiện một chiếc kính ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường có tên là HoloLens. Trong dự án này, khả năng của HoloLens ban đầu sẽ chỉ dừng lại ở việc liệt kê các thông tin tra cứu được, liên quan đến vật thể đang ở ngay trước mắt bạn.

Tuy nhiên, trong tương lai không xa, các nhà phát minh hoàn toàn có thể nâng cấp chiếc kính này trở thành một thiết bị tiên tiến, phục vụ cho việc chẩn đoán trong y học. Chức năng kỳ vọng của nó là có thể hiển thị hình chiếu giải phẫu của cơ thể bệnh nhân ở từng cấp độ. Từ đó, giúp các bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác hơn.

Google hiện đang phát triển một chiếc kính áp tròng thông minh có gắn hàng loạt cảm biến, nhằm theo dõi liên tục và đưa ra một cách nhanh nhất các thông số sức khỏe của cơ thể. Trong tương lai, khi sản phẩm này hoàn thiện, những người mắc bệnh tiểu đường có thể biết được chỉ số đường huyết của mình 24/24 mà không cần phải chích máu, bởi chiếc kính áp tròng này sẽ tự động đo thông qua nước mắt trên giác mạc và hiển thị thông số mỗi khi bạn cần.

Không cần phải chờ đến tương lai, kỹ thuật in 3D đã thực sự tạo ra những bước đột phá trong ngành y học hiện tại. Lợi ích to lớn nhất của kỹ thuật này mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chính là tạo ra các cơ quan nhân tạo cho người khuyết tật, với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống. Trong thời gian tới, theo nhịp độ phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật in 3D được kỳ vọng sẽ còn hiện đại nữa, để có thể “in” được cả thuốc men và cơ quan sống. Nếu thành công, ứng dụng này chắc chắn sẽ trở thành một cuộc cách mạng mới trong ngành y học.

Chữa trị ung thư bằng phẫu thuật là một trong những phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này chính là việc khó xác định được một cách chính xác nhất phạm vi của các tế bào ung thư cần cắt bỏ. Điều này dẫn đến hiện tượng cắt lấn sang cả các mô khỏe mạnh hoặc vẫn để sót lại tế bào ung thư trong cơ thể. Để khắc phục nhược điểm này, trường đại học hoàng gia Luân Đôn, Anh quốc hiện đang tiến hành nghiên cứu một thiết bị quét thông minh, cho phép khoanh vùng và hiển thị chính xác vị trí của tế bào ung thư, giúp nâng cao một cách đáng kể hiệu quả của ca phẫu thuật.

Ở thời điểm hiện tại, việc thử nghiệm công hiệu cũng như tác dụng phụ của một loại thuốc hoặc vắc xin mới, tiêu tốn rất nhiều thời gian cũng kinh phí, bởi quá trình này hầu như đều phải tiến hành trên cơ thể sống như: chuột, khỉ hay người. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu con chip điện tử với khả năng mô phỏng cơ quan cũng như tế bào sống của người, được trường đại học Havard nghiên cứu thành công. Giai đoạn thử nghiệm này sẽ chỉ cần vài phút thay vì hàng tháng trời như trước đây.

Yhocvn.net

BÀI THÚ VỊ:

+ Điều gì sẽ xảy ra cho cơ thể nếu tắm quá khuya?

+ Bản đồ hóa học 3D của vi khuẩn đơn

+ 6 bệnh nguy hiểm sinh ra khi ngồi 10 tiếng/ngày

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook