Thứ Hai, 24/04/2023 | 18:02

Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế, đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ người dân nhiễm virus viêm gan B chiếm từ 10 – 15% dân số.

Bệnh nếu không phát hiện sớm dẫn đến nguy cơ phá hủy chức năng gan, gây suy gan, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan. Vì vậy người dân cần có kiến thức về căn bệnh này cũng như các biện pháp phòng tránh.

1) Nguyên nhân

Do virus HBV (Hepatitis B Virus) gây ra. Trong y khoa, virus này có hình cầu, vỏ bao quanh nó có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg.

2) Các triệu chứng điển hình

Người nhiễm virus viêm gan B mãn tính thể hoạt động có thể xuất hiện những triệu chứng gồm:

+ Nổi ban, đau khớp, mệt mỏi, vàng da, phân có màu xanh xám, nước tiểu đậm màu, ngứa ngáy.

+ Chán ăn, buồn nôn, sốt nhẹ, đau bụng, mạch máu nổi lên trên da như màng nhện (còn gọi là dấu sao mạch)…

3) Viêm gan B cấp tính, quá trình dẫn đến viêm gan B mãn tính

Viêm gan B cấp tính

Đây là căn bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Viêm gan B cấp tính phát sinh trong thời gian 6 tháng kể từ khi người bệnh nhiễm virus, đây là giai đoạn đầu của quá trình nhiễm bệnh.

Trên thực tế khoảng 90% người nhiễm virus viêm gan B cấp tính sẽ tự khỏi, 10% còn lại sẽ tiến triển thành viêm gan B mãn tính, gây nguy hiểm cho gan. Tuy nhiên, người nhiễm viêm gan B cấp tính có trở thành mãn tính hay không còn phụ thuộc vào độ tuổi của người mắc bệnh.

Viêm gan B mãn tính

Viêm gan B mãn tính khi người bệnh nhiễm virus viêm gan trên 6 tháng kể từ khi bị nhiễm virus. Trong y khoa, mãn tính là giai đoạn nguy hiểm, gây ra những biến chứng khó lường.

Viêm gan B mãn tính gồm 2 dạng:

a) Nhiễm viêm gan B mãn thể không hoạt động

Nhiễm viêm gan B thể người lành mang mầm, lúc này virus ở thể ngủ yên không hoạt động. Do đó người mắc bệnh vẫn chung sống hòa bình với virus, việc học tập, lao động diễn ra bình thường.

b) Nhiễm viêm gan B mãn thể hoạt động

Điểm đặc thù của thể mãn là chúng không ngừng sinh sôi, nảy nở, gây tổn hại mạnh mẽ đến gan dẫn đến: xơ gan, suy gan, ung thư gan.

Những nguy cơ lây lan

Đây là một loại bệnh lây truyền, cơ chế lây lan giống virus HIV, 3 con đường lây bệnh gồm:

  1. Lây qua đường máu

Virus HBV có thể sống trong máu khô nhiều ngày, vì vậy người dân cần lưu ý những mầm mống làm lây lan virus từ người này sang người khác vô cùng nguy hiểm như:

+ Dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh rang, dao cạo râu, bấm móng chân, móng tay….

+ Để vết thương hở tiếp xúc với máu của người nhiễm virus.

  b) Lây từ mẹ sang con

Người mẹ khi mang thai bị nhiễm virus HBV thì thai nhi cũng có khả năng bị lây nhiễm. Tỷ lệ lây nhiễm tăng theo từng giai đoạn. 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm là 1%, 3 tháng giữa tỷ lệ là 10%. Tỷ lệ nhiễm trong 3 tháng cuối thai kỳ tăng cao từ 60 – 70%. Do đó trước khi chuẩn bị mang thai và trong suốt thai kỳ, sản phụ nhiễm viêm gan B cần đến gặp bác sĩ, nêu rõ bệnh sử của mình để bác sĩ đưa ra những khuyến cáo cũng như các biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

  • Lây qua đường tình dục

Virus HBV sống trong dịch sinh dục và có thể lây qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn. Do đó khi quan hệ tình dục không an toàn là nguy cơ phát tán virus HBV từ người này sang người khác.

Khuyến cáo khi quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su, không dùng các dụng cụ hỗ trợ không đảm  bảo vệ sinh…

Lời kết

Đây căn bệnh nguy hiểm, lây lan qua đường máu, truyền từ mẹ sang con, dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh…Các chuyên gia khuyến cáo những người trong diện dễ lây nhiễm nên đi làm xét nghiệm Anti – HBs. Nếu kết quả xét nghiệm Anti – HBs  dương tính có nghĩa là cơ thể đã có kháng thể chống lại virus. Điều này xảy ra khi người bệnh đã từng mắc viêm gan B và đã khỏi hoặc người bệnh đã từng tiêm vắc xin phòng ngừa.

Số liệu thống kê cho thấy khoảng 90% người nhiễm sẽ tự khỏi và không cần dùng đến thuốc kháng virus. Vì vậy, những người nhiễm viêm gan B cấp tính có men gan cao cần nghỉ ngơi, áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, sử dụng thuốc hỗ trợ chức năng gan theo đúng chỉ định của bác sĩ để sức khỏe trở lại bình thường.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh viêm gan E: đường lây nhiễm, chẩn đoán, phòng và điều trị virus

Thực trạng bệnh viêm gan tại Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp

Bệnh gan nhiễm mỡ: phân biệt các loại gan nhiễm mỡ NAFLD, NAFL, NASH

Bốn món ăn sáng cực tốt cho sức khỏe lá gan nên ăn nhiều

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook