Thứ Năm, 24/10/2024 | 08:39

Cây cơm cháy có chứa độc tính do đó trong quá trình sử dụng cần lưu ý những điều sau đây để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng vẫn phát huy công dụng điều trị bệnh hiệu quả.

Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo, tẩu mã tiễn có tên khoa học là Sambucus javanica Reinw, thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae), chúng sinh trưởng ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam chúng phân bố chủ yếu ở các khu vực Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bảo Lộc và Lâm Đồng.

Đây là cây thân mỡ, có chiều cao lên đến 5m, thân màu xanh thẫm, bên ngoài là thân xốp, các cành cây cây bên trong thường rỗng với một lớp tủy trắng hơi xốp. Lá của cây cơm cháy có màu xanh nhạt, lá mềm, mọc kép với nhau, chiều dài lá từ 8-12cm, 2 mặt lá đều nhẵn, 2 bên mép lá có răng cưa. Hoa của cây có màu trắng đục, mọc thành từng chùm với những bông hoa nhỏ li ti tạo thành. Quả của cây khi chín có màu tím thâm, căng bóng. Các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, lở loét do dị ứng sơn, gãy xương, trị tiểu dắt, bệnh như kiết lỵ, viêm thanh quản… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cây cơm cháy chúng ta cần lưu ý những điều sau:

+ Sử dụng cây cơm cháy đúng liều lượng quy định, tránh sử dụng quá liều lượng, bởi cây có chứa độc tính có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, tiểu quá nhiều, buồn nôn, chóng mặt… nguy hiểm cho sức khỏe.

+ Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh sử dụng bởi loại dược liệu này có chứa độc tính khi sử dụng nhiều, trong thời gian dài có thể gây tổn thương dạ dày

+ Những phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 10 tuổi thận trọng trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

+ Cây có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch do vậy cần cân nhắc trước khi sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống,…

+ Những quả cơm cháy tươi có chứa chất độc cyanua khi sử dụng có thể gây tiêu chảy, nôn mửa. Do đó, chỉ sử dụng những quả cơm cháy đã được phơi khô, sắc hoặc ngâm rượu để giảm độc tính của thảo dược

+ Có thể gây dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm, vậy nên những người có cơ địa dễ dị ứng cần theo dõi cơ thể nếu thấy các triệu chứng bất thường nên ngưng sử dụng hoặc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc từ cây cơm cháy.

+ Tránh sử dụng đồng thời cây cơm cháy với các thuốc tác động đến hệ miễn dịch, lithium, các thuốc chuyển hóa ở gan như ketoconazole, lovastatin, fexofenadine, itraconazole…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất

Những bài thuốc trị bệnh từ cây cơm cháy

Bài thuốc chữa bệnh cực hay từ cây khế

Những bài thuốc trị bệnh hay từ cây mật nhân

Những bài thuốc hay từ cây xạ vàng

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook