Thứ Ba, 17/10/2017 | 13:50

Các mẹ thường có thay vì để ý các dấu hiệu bé đo Thay vì vì tính toán lượng sữa mà bé bú, thời gian mà bé đói, mẹ hãy chú ý quan sát những dấu hiệu này của bé chứng tỏ bé đang đói để cho bé bú kịp thời nhé.

Có nhiều dấu hiệu báo rằng bé đang đói

Khóc là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy trẻ sơ sinh bị đói, nhưng nó không phải là dấu hiệu đầu tiên mà là dấu hiệu cuối cùng.

1. Dấu hiệu sớm nhất

+ Liếm môi

+ Mút hoặc liếm bàn tay, ngón tay

+ Miệng mở đóng thường xuyên

+ Thè lưỡi

+ Quay đầu tìm kiếm. Đây là phản xạ tìm ti mẹ. Những tuần đầu sau sinh, khi bạn chạm vào má của bé, bé sẽ ngay lập tức quay đầu sang má bị chạm.

2. Các dấu hiệu tiếp theo

+ Cố gắng thu hút sự chú ý của bạn bằng cách kéo quần áo

+ Dúi đầu vào ngực người bế

+ Di chuyển tay và chân liên tục

+ Quấy khóc

+ Cựa quậy liên tục

+ Tỉnh giấc khi đang ngủ, sau đó ngủ thiếp đi rất nhanh

+ Rên rỉ, lầm bầm

+ Đập vào cánh tay, ngực của người bế

+ Cử động mắt. Nếu bạn thấy mắt của bé chuyển động nhanh mà mắt vẫn nhắm hờ thì đó lúc bạn nên cho bé bú thêm

+ Nếu bé vẫn còn muốn bú ti mẹ sau khi đã bú hết sữa thì đây là dấu hiệu bé vẫn còn đói

+ Thậm chí, nếu bé hơn 4 tháng, bé có thể mỉm cười khi bạn cho bé bú. Điều này có nghĩa là bé thích và muốn bạn tiếp tục công việc này.

3. Dấu hiệu cuối cùng

+ Di chuyển đầu nhiều lần và lặp lại liên tục

+ Khóc là dấu hiệu cuối cùng để bạn nhận biết bé đang đói nhưng nó cũng là dấu hiệu cho những vấn đề khác ở trẻ. Tiếng khóc khi đói thường nhỏ, ngắn và âm lượng lên xuống khác nhau. Khi bé khóc, bạn hãy bình tĩnh dỗ bé trước khi cho bé bú. Ôm ấp, nựng nịu, sau đó đặt núm vú vào miệng để bé bú. Tuy nhiên, đợi đến khi bé khóc, bạn mới cho bú sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khiến cả bạn và bé đều căng thẳng.

Tại sao phải theo dõi dấu hiệu bé đang đói?

Thay vì cho bé ăn một cách ngẫu nhiên, bạn hãy quan sát các tín hiệu để đáp ứng nhu cầu của bé kịp lúc. Điều này sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích:

+ Giúp bạn hiểu rõ về bé hơn

+ Việc bú sữa diễn ra dễ dàng

+ Đáp ứng ngay những cơn đói bụng và khát nước của bé

+ Tạo niềm tin của bé

+ Bạn cảm thấy tự tin hơn

+ Mối liên hệ giữa mẹ và bé được gắn kết

+ Duy trì việc sản xuất sữa mẹ.

Làm thế nào để biết bé đã no?

Khi no, bé sẽ có một vài cử chỉ để bạn biết như mím môi, quay đầu sang hướng khác, nhè núm vú hoặc thiu thiu ngủ, bú chậm lại hoặc ngừng hẳn. Những bé hơn 4 tháng thường bắt đầu chú ý đến khung cảnh xung quanh hơn. Do đó, khi bé no, bé sẽ bắt đầu ngó nghiêng lung tung.

Bạn nên cố gắng quan sát và tìm ra những dấu hiệu cho thấy bé đói hoặc no để đảm bảo rằng bé được cho bú đầy đủ. Dấu hiệu giữa đói và no thường dễ khiến bạn lẫn lộn. Điều này có thể khiến chế độ ăn của bé gặp vấn đề, dễ dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ.

Hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ có một dấu hiệu khác nhau để cho bạn biết bé đang cảm thấy như thế nào. Đôi lúc, việc hiểu được những hành động nhỏ ấy của bé sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng ngạc nhiên và sung sướng đấy. Hãy dành thời gian ở bên cạnh bé, tiếp xúc với bé nhiều, bạn sẽ nhận ra được bé đang muốn gì một cách nhanh chóng.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Mút tay có phải là dấu hiệu cho thấy bé đói?

Sau khi qua giai đoạn sơ sinh, mút tay không phải lúc nào cũng cho thấy bé đang đói. Từ 6 đến 8 tuần, bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh bằng tay và miệng. Bé dần kiểm soát được bàn tay của mình nhiều hơn. Đôi lúc, mút tay là dấu hiệu cho biết rằng bé đang mọc răng.

2. Phải làm sao để biết bé có muốn bú hay không?

Nếu bạn nghi ngờ bé đang đói nhưng không chắc chắn, bạn cứ cho bé bú. Điều này có thể giúp cả bạn và bé:

+ Nếu bé đói thì bé có thể bú

+ Nếu bạn đang cho bé bú sữa mẹ, lượng sữa sản xuất ra sẽ nhiều hơn

+ An ủi bé.

Nếu bé được cho bú thường xuyên, đúng cữ nhưng bé vẫn khó chịu, bạn hãy kiểm tra xem con có bị đầy hơi, đau bụng hoặc những vấn đề khác hay không nhé.

3. Tại sao bé có dấu hiệu đói ngay khi vừa cho bú xong?

Thông thường, trẻ sơ sinh thường bú cách nhau một khoảng thời gian ngắn. Vào buổi chiều và tối, bé thường bú liên tục. Trẻ nhỏ cũng thường có xu hướng bú nhiều hơn khi bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt. Giai đoạn này thường xảy ra vào tuần thứ 2, 3, 6, tháng thứ 3 và 6.

4. Có nên đánh thức bé dậy để cho bú hay không?

Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Tuy nhiên, sau khi bé đã được 4 tuần tuổi, bạn nên đánh thức bé dậy sau 4 giờ để cho bú vào ban đêm và sau 2 giờ vào ban ngày. Bạn có thể áp dụng điều này miễn là bé tăng cân đều, sức khỏe tốt, đi vệ sinh bình thường là được.

Yhocvn.net (Nguồn BS. Nguyễn Thường Hanh)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook