Thứ Hai, 24/10/2016 | 15:01

Nghiện ‘yêu’ – hiện tượng mang tính cá nhân, giới tâm lý hiện đang tranh luận về nguồn gốc, tên gọi cũng như đặc tính đích thực của hiện tượng này.

Đôi điều về nghiện ‘chuyện ấy’

Nghiện ‘chuyện đó’ là hiện tượng cá nhân không thể kiểm soát hành vi cảm xúc hay còn gọi là bị lệ thuộc tình dục. Các nhà tình dục học vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về nghiện chuyện đó có thực hay không, nếu tồn tại, thì làm cách nào để mô tả hiện tượng nói trên.

Một số tin rằng nghiện ‘quan hệ’ thực ra là một dạng nghiện như nghiện rượu hay ma túy. Có người lại lập luận nghiện hay cuồng chuyện ấy là một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng bức, do tưởng tượng, sản phẩm phụ của văn hóa và những tác động khách quan khác gây ra.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây công bố ấn phẩm ICD (Phân loại bệnh quốc tế), cho hay nghiện chuyện ấy không chỉ liên quan đến rối loạn tâm thần mà còn là xu hướng mong muồn quan hệ cao quá mức, gồm cuồng dâm nam và loạn dâm nữ.

Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng hầu hết giới chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý và tình dục học đồng ý với định nghĩa của WHO đưa ra.

Nghiện ‘chuyện đó’ đứng trên góc nhìn y học

• Nghiện ‘chuyện đó’ là có thật?

Trong văn y thế giới, nghiện ‘quan hệ’ không được chính thức công nhận là dạng nghiện nhưng hầu hết chuyên gia y tế đều cho rằng nghiện hay cuồng ‘chuyện đó’ là có thật.

Theo nữ tiến sĩ Connic Staleton chuyên gia tâm lý ở ĐH Augusta (ASU) Mỹ thì chứng nghiện ân ái là có thật, nó được dự trên nhiều nghiên cứu khoa học. Xuất hiện ở cả ở đàn ông lẫn đàn bà nhưng vì lý do tế nhị nên ít được nhắc đến.

• Nghiện ‘chuyện đó’ dựa trên cơ sở nào?

Cũng theo Connie Stapleton, đến nay chưa hề có các tiêu chuẩn để “xét nghiệm” hay chẩn đoán chứng nghiện ‘chuyện ấy’. Nhưng người ta có thể đánh giá bằng nhiều cách như chẩn đoán qua phỏng vấn và sử dụng các công cụ đánh giá chuyên dụng. Ví dụ, những câu hỏi cho sẵn mà người trong cuộc chỉ cần trả lời “có” hay “không”.

Chẳng hạn đã bao giờ hành vi quan hệ gây rắc rối cho người trong cuộc? hay vì sao mối quan hệ hôn nhân bị rắc rối?, hoặc đã bao giờ cảm giác ham muốn ảnh hưởng đến công ăn việc làm hay mối quan hệ xã hội?; nếu không có ‘chuyện đó’ xảy ra hàng tuần bạn có chịu được không?…

Hành vi của những người nghiện ‘chuyện đó’ rất đa dạng, như “tự xướng” mạn tính hay thủ dâm hoặc có những hành vi ảnh hưởng đến những người khác như mua quan hệ chăn gói, mãn nhãn hay còn gọi là thị dâm, tức là nhìn trộm để thỏa mãn dục vọng.

Hành vi tán tỉnh, quyến rũ, quan hệ không phù hợp, khiêu dâm thậm chí còn vướng vào vòng lao lý do hành vi đồi bại đối với người già, trẻ nhỏ hoặc con cái.

• Ngoại tình có phải là nghiện ‘chuyện đó’?

Theo các chuyên gia ĐH New York, Mỹ, tuy có hệ thống và quan hệ với nhiều người nhưng ngoại tình lại không được xem là nghiện ‘chuyện ấy’. Ngoại tình là một xu hướng mang tính văn hóa xã hội hay trào lưu của nền kinh tế mở, người trong cuộc muốn tìm đến cái mới nhằm thỏa mãn tính tò mò chứ không “nghiện” còn những người nghiện thì có thể xuất hiện ở bất kể hoàn cảnh nào, bất chấp kinh tế.

Ví dụ, những người đàn ông mất việc nhưng vẫn nghiện, giống như họ nghiện chất kích thích, không có họ dễ rơi vào trạng thái lo lắng hay trầm cảm như khi được thỏa mãn thì sự tự tin tăng lên, quay trở lại làm việc bình thường và đôi khi họ lại cảm thấy mình là tội lỗi còn những người ngoại tình lại khác, thậm chí có trường hợp còn “khoe”, nhất là phái mạnh.

• Công nghệ mới làm cho con người ‘nghiện’?

Phải nói ngay rằng, gần đây nhờ khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là các phương tiện truyền thông, nên các ‘sản phẩm đen’ phơi đầy trên mạng, tình trạng “phơi nhiễm” trở nên phổ biến, làm cho chứng ‘nghiện chuyện đó’ phát triển.

Điều này bản thân khoa học công nghệ không có lỗi mà lỗi chính là ở con người, thậm chí nó còn làm cho cuộc sống bạn đời, bạn tình trở nên phong phú. Vì vậy việc tiếp xúc cũng như ảnh hưởng của thành quả công nghệ còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhận thức của mỗi người.

Yhocvn.net (Theo Đất Việt)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook