Một số khái niệm trong điều trị bệnh viêm gan vi rút
Phụ lục 2:
Đáp ứng sinh hóa: giảm ALT về mức bình thường
Đáp ứng virus: HBV-DNA không phát hiện bằng PCR
Đáp ứng bền vững: Không tái phát sau khi đã ngưng thuốc đặc trị 24 tuần
Đáp ứng hoàn toàn: đáp ứng cả về sinh hoá, virus và mất HbsAg
Đáp ứng mô học: điểm viêm giảm 2 điểm, không có xơ hoá nặng thêm so với trước điều trị.
Không đáp ứng tiên phát (không áp dụng cho điều trị interferon): sau 6 tháng điều trị nồng độ HBV-DNA giảm ít hơn 2 logcopies/ml
Chuyển đảo huyết thanhvới HBeAg: HbeAg (+) thành (-) và xuất hiện Anti-HBe.
Chuyển đảo huyết thanhvới HBsAg: HBsAg dương tính thành HBsAg âm tính
Thất bại điều trị tiên phát: HBV-DNA chỉ giảm < 1log khi đã uống thuốc kháng virus 12 tuần trên bệnh nhân tuân thủ điều trị
Tái phát: sau kết thúc điều trị trên 4 tuần nồng độ HBV-DNA tăng > 1 logcopies/ml
Tái phát lâm sàng: HBVDNA >104 cps/ml và tăng ALT >2 GHTBT sau khi đã có đáp ứng virus và ngưng điều trị
Thất bại điều trị thứ phát: Bùng phát virus mặc dù tuân thủ điều tri và đã có đáp ứng trước đó
Bùng phát viêm gan: Đột ngột tăng ALT lên >5 GHTBT
Bùng phát virus: Mặc dù đang được điều trị mà HBVDNA tăng >1log và được xác nhận lại sau đó trong vòng 4 tuần
Kháng thuốc:
– Kháng kiểu gen: Phát hiện có đột biến kiểu kháng thuốc đã biết trên bộ gen HBV
– Kháng kiểu hình: Giảm nhạy cảm in vitro với ức chế của thuốc kèm đột biến gen
• Kháng chéo: Đột biến kháng thuốc đặc hiệu với 1 loại thuốc dẫn đến giảm nhạy cảm với một loại thuốc khác
Một số khái niệm trong điều trị bệnh viêm gan vi rút
Yhocvn.net (Theo Hướng dẫn điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Hiểu về xét nghiệm chức năng gan
Chưa có bình luận.