Nỗi ám ảnh của những gia đình có trẻ “ngủ ngày, cày đêm”
Làm thế nào để giải quyết tình trạng này?
Theo lời khuyên của các chuyên gia Nhi khoa, trẻ nên đi ngủ sớm trước 21h và kéo dài giấc ngủ đêm trên 10 tiếng. Điều đó sẽ giúp các bé có tinh thần sảng khoái và không quấy khi tỉnh dậy.. Trong lúc ngủ, não sẽ tiết ra hormone tăng trưởng giúp bé phát triển chiều cao và não tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Thực tế, không ít mẹ bỉm sữa hoang mang trong vấn đề rèn cho con ngủ ngon, luôn vất vả bế nựng hoặc ru con ngủ, thậm chí đêm thức dậy nhiều lần vì con quấy khóc. Với kinh nghiệm cùng sự tìm hiểu kiến thức về chăm sóc và nuôi dạy con, chị Phạm Kiều Trang (Hà Nội) đã tìm ra cho mình phương pháp rèn con ngủ xuyên đêm hiệu quả, chia sẻ
Hãy bắt đầu tập cho bé ngủ đêm và tự ngủ khi con được 6-8 tuần tuổi.Trước hết, mẹ cần xây dựng lịch sinh hoạt để mẹ và bé cùng cố gắng tuân thủ, nên điều chỉnh thời gian biểu của con theo giờ giấc sinh hoạt của gia đình.
Dạy bé cách phân biệt ngày/đêm
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào ban đêm, do đó khi chào đời bé sẽ vẫn giữ thói quen này. Mẹ cần giúp bé phân biệt được ban ngày và ban đêm.
Vào ban ngày, hãy giữ cho con tỉnh táo bằng cách mở rèm cửa, chơi đùa cùng bé. Gia đình vẫn giữ nếp sinh hoạt bình thường, mẹ chỉ nên hạn chế những âm thanh quá lớn.Trẻ sơ sinh vẫn cần ngủ các giấc ngắn trong ngày, mẹ đừng giữ cho bé thức sẽ làm bé căng thẳng và phát cáu.
Ánh sáng có thể khiến trẻ ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của bé.
Ban đêm mẹ cho bé bú no, thay tã, tắt bớt đèn và giữ yên lặng để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu cần chăm sóc bé ban đêm, mẹ bật một chiếc đèn sáng dịu, không nên để ánh sáng quá chói trên đầu bé.
Không nên bế ru và rung lắc
Mẹ không nên bế con trên tay ru ngủ và đi quanh nhà. Bạn chỉ ngồi hoặc nằm để bé bú mẹ hoặc bình. Trong khi bé bú mẹ không được dỗ dành và rung lắc, gây tổn thương não, tạo thói quen chỉ ngủ khi được vỗ.
Đảm bảo thời gian ngủ ngày
Một số mẹ thường ngăn con ngủ ngày với mong muốn bé sẽ ngủ đêm nhiều hơn. Điều này không hiệu quả vì bé sẽ khó ngủ vì mệt và gắt ngủ nhiều hơn. Mẹ hãy tham khảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo độ tuổi để đảm bảo bé ngủ đủ giấc.
Tuổi | Ban đêm | Ban ngày | Tổng thời gian |
0-4 tháng | 8-12 giờ | 7-9 giờ | 15-21 giờ |
4-12 tháng | 9-10 giờ | 4-5 giờ | 13-15 giờ |
1 tuổi | 11 giờ | 2-3 giờ | 14 giờ |
2 tuổi | 10-12 giờ | 1-3 giờ | 13 giờ |
3 tuổi | 9-12 giờ | 1-3 giờ | 12-13 giờ |
4 tuổi | 9-12 giờ | 0-2,5 giờ | 11-12 giờ |
5 tuổi | 8-11 giờ | 0-2,5 giờ | 10-11 giờ |
6 tuổi | 10-11 giờ | Không cần | 10-11 giờ |
7 tuổi | 10-11 giờ | Không cần | 10-11 giờ |
8 tuổi | 10-11 giờ | Không cần | 10-11 giờ |
Luyện cho bé tự ngủ
Cách bố mẹ dỗ bé ngủ rất quan trọng, nó sẽ hình thành thói quen trong những năm tháng đầu đời. Một số phương pháp luyện cho bé tự ngủ như phương pháp không khóc (No cry/No tears), bế lên đặt xuống (Pick up put down), để con khóc (Cry it out), khóc có kiểm soát (Controlled crying). Các mẹ có thể tìm hiểu sau đó chọn ra cách thức phù hợp với con và gia đình. Mẹ Trang đã chọn phương pháp khóc có kiểm soát để luyện cho bé tự ngủ rất ngoan.
Một số phương pháp luyện cho bé tự ngủ như phương pháp không khóc (No cry/No tears), bế lên đặt xuống (Pick up put down), để con khóc (Cry it out), khóc có kiểm soát (Controlled crying).
Mẹ nên đặt bé vào giường/cũi khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn còn thức, đừng để con ngủ say trên tay bạn. Điều này sẽ tạo thói quen để bé tự xoay sở, mẹ sẽ không cần dỗ nếu con thức giấc nửa đêm.
Những ngày đầu luyện ngủ, bố mẹ có thể gặp khó khăn. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi trong thói quen ngủ của con sau khoảng 1 tuần. Khi bé thức dậy ban đêm, mẹ đừng vội dỗ dành bé mà hãy theo dõi biểu hiện của bé và chờ bé tự ngủ lại. Nếu bé vẫn thức và quấy khóc, mẹ hãy kéo dài thời gian chờ đợi của mình rồi mới dỗ con. Bé sẽ dần thích nghi và có thể ngủ xuyên đêm. Mẹ cần đảm bảo biết rõ nguyên nhân mà bé quấy khóc.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý một số hoạt động sau để tạo cho bé thói quen ngủ tốt ngay từ lúc sơ sinh:
– Chơi đùa ban ngày và giữ yên lặng vào buổi tối, giúp bé không quá phấn khích khi bước vào giấc ngủ đêm.
– Mẹ nên tập cho bé đi ngủ đúng giờ. Những “thủ tục” thư giãn trước giờ đi ngủ (tắm, kể chuyện, đánh răng…) sẽ giúp tinh thần bé thư thái, ổn định và hiểu được đã đến lúc lên giường ngủ.
– Duy trì điều kiện ngủ trong phòng. Nếu bé thức dậy lúc nửa đêm, hãy đảm bảo rằng âm thanh và ánh sáng trong phòng vẫn giống như lúc bé đi ngủ.
Yhocvn.net (Theo nguồn Zing)
Chưa có bình luận.