Thứ Tư, 26/09/2018 | 21:38

Để bé có hàm răng vĩnh viễn đẹp, mẹ cần phải theo dõi và chăm sóc răng miệng ngay khi bé như thế nào?

Răng sữa đến thời kỳ rụng, những chiếc răng “sữa” yếu ớt dễ sâu được thay thế bằng những chiếc răng “khôn” mới, chắc chắn, cứng cáp, để phù hợp đảm đương công việc nặng nợ suốt một đời người. Đây là một hiện tượng sinh lý, một qui luật tự nhiên bình thường.

Nhưng vì sao những chiếc răng mới thay trông lại rất to?

Nhiều ông bố và bà mẹ có vẻ không được hài lòng khi thấy răng con mình to như 2 cái bàn cuốc.

Quy luật thay răng là gì?

Khi trẻ còn nhỏ đầu và hàm dưới, vòm họng của trẻ tương đối nhỏ. Thể tích của những chiếc răng sữa khá bé, số lượng răng cùng ít khoảng 20 chiếc. Còn ở những người trưởng thành các bộ phận đầu, hàm dưới, vòm họng tương đối lớn. Để cân đối, thể tích của những chiếc răng vĩnh cửu cũng phải lớn hơn. Mặt khác số lượng răng tăng lên, có đến 28, 32 chiếc răng.

Ngoài ra răng khôn còn có một đặc điểm: phôi răng được hình thành ở xương hàm. Sau khi răng đã nhú ra, mũ răng to hơn trước nhưng cũng “hết chỗ” to hơn luôn. Trong khi đầu của trẻ ngày một to lên, còn răng sữa trước đây do nghiền thức ăn mai một bé lại, thấp xuống dần. Chẳng qua nhìn thấy những chiếc răng mới thay, to, chỉ vì sự mất cân đối tương quan với cái đầu bé nhỏ khi đó. Khi mà cái đầu đến độ trường thành, xựơng hàm to chắc chắn, vòm họng rộng ra, hiện tượng mất cân xứng sẽ không còn nữa.

Càng gần đến thời kỳ thay răng, kẽ hở giữa từng răng sửa to ra. Hiện tượng này chứng tỏ xương hàm lớn lên và đang chuẩn bị chỗ cho sự ra đời của những chiếc răng vĩnh cửu tương đối to. Nếu điều kiện đó không được chuẩn bị chu đáo, thì khi răng khôn mọc lên, do quá chật chỗ làm cho răng nhầm vị trí và tư thế làm hàm răng mới sẽ khấp khểnh “tranh nhau làm tổ trưởng”.

Nếu bạn ước muốn đứa trẻ có hàm răng đẹp. Bạn nên quan tâm chu đáo trước và trong lúc trẻ thay răng.

Trước lúc thay răng phải chú ý sự phát triển bình thường của xương hàm, vòm họng. Cho trẻ ăn những thức ăn có đủ chất tạo răng, có nhiều vitamin, được tắm nắng đầy đủ, ăn các thức ăn cò khả năng kích thích sự nhai làm tăng khả năng của xương hàm ít ăn các thức ăn mềm, mảnh.

Khi trẻ thay răng phải luôn giữ vệ sinh răng miệng, nhổ răng sữa kịp thời cho trẻ ở bệnh viện, giúp răng khôn dễ mọc lên, không lệch lạc, và khi đó, ít ăn những thức ăn dai phải nhai nhiều, tạo điều kiện cho răng phát triển thuận lợi.

Khi cha mẹ đánh răng cho bé, cần sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng fluoride. Chất fluoride có vai trò giúp tăng cường men răng, làm cho nó có khả năng chống lại các chất axit và vi khuẩn có hại. Nếu fluoride quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm fluor, gây ra các đốm trắng xuất hiện trên răng của bé.

Hai lần mỗi ngày, bạn chải răng cho bé nhẹ nhàng cả bên trong lẫn bên ngoài. Đặc biệt, bạn cũng phải vệ sinh lưỡi cho bé để đánh bật vi khuẩn gây hôi miệng.

Khi lông bàn chải bị mòn và xòe ra thì bận nhất thiết phải thay một cái mới ngay lập tức để tránh làm tổn thương miệng của bé.

Amoxicilin là một kháng sinh mà các bậc cha mẹ tuyệt đối không được cho bé dùng. Trẻ dưới 1 tuổi uống kháng sinh amoxicillin sẽ có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ xấu răng vĩnh viễn.

Dạy trẻ súc miệng hoặc chăm sóc miệng sau khi ăn để phòng tránh sâu răng đối với trẻ đã lớn.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook