Thứ Ba, 22/10/2024 | 08:40

Thuốc kháng sinh ra đời là bước ngoặt lịch sử trong y học điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên những năm gần đây việc lạm dụng kháng sinh… đã làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh dẫn đến nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ cũng như công tác phòng và điều trị bệnh.

Tâm lý ngại đi khám, sử dụng đơn thuốc cũ thậm chí ra cửa hàng bán thuốc mô tả tình trạng bệnh để các dược sĩ tư vấn uống thuốc loại nào…là điều dễ nhận thấy trong thời gian gần đây. Tuy nhiên việc dùng kháng sinh vô tội vạ gây rất nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh, đặc biệt những trường hợp bị viêm ruột thừa cấp khi uống kháng sinh sẽ làm lu mờ các triệu chứng, khó chẩn đoán thậm chí gây ra phản ứng phụ nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh liều cao, nhất là kháng sinh Chloramphenicol (điều trị nhiễm khuẩn) có khả năng gây suy tủy. Một số kháng sinh như Streptomycine, Kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc thậm chí suy thận, lạm dụng kháng sinh dẫn đến tổn thương gan..

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Harvard (Mỹ) khi nghiên cứu tại các bệnh viện của quốc gia này ghi nhận các bác sĩ đã chỉ định kháng sinh cho bệnh nhân bị viêm họng khoảng 60% bệnh nhân, trong khi số bệnh nhân cần thiết dùng kháng sinh chỉ khoảng 10%. Tình trạng lạm dụng kháng sinh khiến cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó dẫn đến việc điều trị bệnh gặp khó khăn. Nguy hiểm hơn khi dùng thuốc kháng sinh loại đắt tiền như azithromycin (điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục) có thể gia tăng nguy cơ đột tử ở người trưởng thành đã mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim.

Nhóm nghiên cứu ước tính khoảng 500 triệu USD đã chi cho kháng sinh chỉ định không cần thiết đối với bệnh đau họng (trong khoảng từ năm 2010-2013) đã gây ra các phản ứng phụ của kháng sinh như tiêu chảy và bội nhiễm men ruột gây tốn kém thêm gấp 40 lần.

Đặc biệt việc uống thuốc không kê đơn, sử dụng một số loại thuốc thường xuyên như acetaminophen, steroid đồng hóa, heroin và cocaine có nguy cơ bị ung thư gan. Do đó những người mắc bệnh sử về gan khi thăm khám, tái khám cần tuân thủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp, tránh các loại thuốc gây tổn thương gan. Ngoài ra cần lưu ý, quá trình uống thuốc điều trị khi thấy xuất hiện các triệu chứng tổn thương gan như vàng da, nước tiểu sẫm màu, đau bụng dưới… cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều chỉnh thuốc phù hợp. Việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không đúng còn gây lãng phí do virus không thể chữa được bằng kháng sinh.

Các chuyên gia khuyến cáo khi thấy cơ thể mỏi mệt, đau ốm cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh và tuân thủ uống thuốc theo chỉ định.

Các phương pháp phòng ngừa tổn thương gan do thuốc

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Không tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc trong điều trị.

Nhận biết sớm tình trạng nhiễm độc gan và ngừng thuốc gây ngộ độc gan.

Duy trì tập luyện thể thao hàng ngày để tăng cường sức khoẻ..

Các triệu chứng tổn thương gan ở mỗi người là khác nhau. Tổn thương gan có thể xuất hiện ngay sau khi bắt đầu dùng thuốc hoặc sau một vài ngày, một vài tháng thậm chí một vài năm. Phương pháp điều trị là chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan xem có bị tổn thương hay không. Sau khi loại trừ các nguyên nhân gây tổn thương gan các bác sĩ sẽ kết luận bị tổn thương gan do nguyên nhân gì. Trường hợp tổn thương gan do thuốc cần dừng ngay loại thuốc đó và tránh bất kỳ đồ ăn thức uống có thể làm tổn thương gan như rượu, bia…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cảnh báo những nguy cơ gây bệnh gan

Chế độ ăn cho gan khỏe mạnh: Những loại thực phẩm nên, không nên ăn

Suy thận ở bệnh nhân xơ gan

Bệnh viêm gan E: đường lây nhiễm, chẩn đoán, phòng và điều trị virus

Bốn món ăn sáng cực tốt cho sức khỏe lá gan nên ăn nhiều

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook