Chủ Nhật, 25/07/2021 | 11:47

Kinh nghiệm đi tiêm vaccine Covid-19, lưu ý sau tiêm

Hiện nay việc tiêm chúng vaccine ngừa Covid-19 không còn mới lạ đối với một bộ phận lớn người dân. Tuy nhiên khi tiêm không ít người còn bỡ ngỡ gây ra tâm trạng lo lắng, căng thẳng trước tiêm khiến huyết áp, tim mạch không ổn định. Điều này khiến cho việc khám sàng lọc không thuận lợi cho người tiêm, gây mất thời gian cho cán bộ y tế. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các giấy tờ, thủ tục, các bước khám sàng lọc trước khi tiêm và hướng dẫn khám lại sau tiêm vaccine ngừa covid-19 tại các cơ sở y tế

CHUẨN BỊ GIẤY TỜ, TÂM LÝ TRƯỚC TIÊM

Bước 1: Kiểm tra giấy tờ tùy thân

Lưu ý: Mang đầy giấy CCCD và thẻ Bảo hiểm y tế

Hiện nay Việt Nam vẫn yêu cầu người được tiêm phải mang theo Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước và thẻ Bảo hiểm y tế trình cho bộ phận hành chính trước khi tiêm. Nếu quên có thể sẽ bị phải quay về lấy gây mất thời gian do đó người tiêm cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu.

Đối với các cơ quan, những người tiêm theo danh sách cơ quan thuộc nhóm đối tượng ưu tiên, có thể bước này được bỏ qua do BTC đã thẩm định danh sách với cơ sở tiêm chủng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thì chúng ta vẫn nên chuẩn bị đầy đủ lỡ bị yêu cầu xuất trình.

Bước 2: Khai các giấy tờ trước tiêm vaccine Covid-19

Lưu ý: Mang theo cây bút và điện thoại có kết nối internet

Mang theo cây bút cho riêng mình để điền thông tin vào các tờ khai sàng lọc trước tiêm vaccine Covid-19 và các giấy tờ khác. Để tránh nguy cơ lây nhiễm tốt nhất chúng ta nên dùng riêng.

Nếu có thể khai trước ở nhà thì chúng ta nên in ra, khai trước để tránh mất thời gian ở chỗ đông người. Khi điền thông tin tờ khai bệnh thì chỉ ghi thông tin cá nhân thôi, đừng khai báo bệnh trước vì đây là phần của bác sĩ. Nếu ai lỡ khai trước thì phải kê khai lại mới được nộp hồ sơ ở vòng 1.

Khai báo y tế trên bluzon trước khi đến tiêm. Chụp lại để trình BTC (nếu bị yêu cầu) đề phòng không có mạng tại cơ sở tiêm chúng ta không thực hiện được lại mất thời gian.

Kinh nghiệm đi tiêm vaccine Covid-19, lưu ý sau tiêm
Kinh nghiệm đi tiêm vaccine Covid-19, lưu ý sau tiêm

Bước 3: Đo nhiệt độ

Lưu ý: Mang theo một chai nước, nghỉ ngơi trước khi thực hiện bước này

Người tiêm nên làm vài ngụm nước, nghỉ ngơi trước khi vào đo nhiệt độ. Nhiều người, đi đường xa mặc áo chống nắng hoặc đứng lâu dưới trời nóng khiến cơ thể bị tăng nhiệt độ hơn so với bình thường. Thực tế cho thấy có rất nhiều người bị nóng hơn ngưỡng khi đo lần đầu, và phải chờ đợi để kiểm tra lại nhiều lần gây tốn thời gian của bản thân và BTC.

Nếu người nào có nhiệt độ cơ thể cao hơn mức chuẩn thì sẽ phải ra ngoài đi lại để hạ nhiệt về mức chuẩn thì mới được vào vòng tiếp.

Bước 4: Đo huyết áp, nhịp tim, mạch

Lưu ý: Để tâm trạng thoải mái, bình tĩnh trước khi đo huyết áp và nhịp tim

Người được tiêm sẽ được chuyển hồ sơ xếp hàng chờ để đo nhịp tim và huyết áp. Đây là khâu sàng lọc mà rất nhiều người sẽ phải chờ lâu mới được vào vòng trong. Có người kiểm tra 3-4 lần sau khi ra nơi thoáng mát nghỉ ngơi mới đạt. Thậm chí, nhiều người phải đi về vì mãi không đủ tiêu chuẩn ở khâu này. Những ai mà có tiền sử về huyết áp hay nhịp tim nhanh thì nên tìm giải pháp để hạ trước khi đi tiêm.

Cần lưu ý là uống cà phê cũng là nguyên nhân mà nhiều người bị vướng chỉ tiêu nhịp tim nhanh. Đừng uống cà phê hay chất kích thích tăng nhịp tim khác trước lịch tiêm.

Bước 5: Kiểm tra tiền sử bệnh và khám tim phổi

Bác sỹ sẽ hỏi người tiêm về các tiền sử bệnh, dị ứng…. đếm nhịp thở, nghe tim, phổi…

Người tiêm ký vào tờ khai phiếu sàng lọc trước tiêm chủng covid-19. Vào phòng tiêm

LƯU Ý SAU KHI TIÊM

Người được tiêm ở lại khu vực theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng tiêm chủng. Nộp lại hồ sơ cho các bộ y tế tại khu vực bàn khám sau tiêm.

Người tiêm được kiểm tra lại sức khỏe: bác sĩ sẽ đo huyết áp, bắt mạch hỏi triệu chứng sau tiêm VÀ KÝ XÁC NHẬN BẠN ĐÃ ĐƯỢC TIÊM

Trường hợp xuất hiện sớm những phản ứng ngay sau tiêm cần báo nhay cho nhân viên y tế: Khó chịu, buồn nôn, phát ban nhiều, ngứa họng hoặc có những dấu hiệu bất thường khác.

Kinh nghiệm đi tiêm vaccine Covid-19, lưu ý sau tiêm

Lưu ý:

– Phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine

Tại chỗ tiêm: đau, sưng, nóng, đỏ, ngứa tại vị trí tiêm

Phản ứng của cơ thể (vài giờ sau khi tiêm): Đau đầu, đau cơ, đau mỏi toàn thân hoặc đau tại một vùng nào đó, buồn nôn, mệt mỏi, sốt cao hoặc có sốt nhẹ….

Đây là những biểu hiện bình thường của cơ thể.

– Hướng dẫn xử trí những phản ứng thông thường và nhẹ của cơ thể

Chống xoa bóp, sở nắn hoặc bắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm

Nếu sốt trên 38oC hoặc có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp có thể uống Efferalgan viên 500mg, uống liều 10-15 mg/kg (nếu không bị dị ứng: Người lớn tùy theo cân nặng có thể uống 1-2 viên 500mg/lần). Nếu vẫn còn sốt có thể dùng leieuf paracetamon như trên cách 4-6 tiếng. Không được dùng quá 3g/ngày. Lưu ý uống nhiều nước.

Trường hợp có dị ứng nhẹ có thể sử dụng thuốc kháng dị ứng như telfast uống ngày 1-2 viên hoặc loratadin viên 10mg uống một viên/ngày.

Đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nghiêm trọng sau đây:

+ Ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi

+ Ngứa họng, căng cứng, tắc nghẹn họng, họng khản đặc

+ Sưng phù tím tái mặt

+ Sưng phù mi mắt

+ Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, cảm giác co thắt đường ruột, đau bụng

+ Khó thở, thở dốc

+ Ho, thở khò khè cảm giác nghẹt thở

+ Bắt mạch yếu, chóng mặt, choáng, cảm giác muốn ngã, tay chân co quắp

+ Biểu hiện của huyết khối: (Thường xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày 28 sau tiêm)

Đau đầu dai dẳng, dữ dội; co quắp; nhìn mờ hoặc nhìn đôi; đâu ngực khó thở; đau bụng, nhức và sưng phù hai chân; xuất huyết bất thường. các biểu hiện này rất hiếm gặp.

Người tiêm nên tìm hiểu quy trình tiêm và hướng dẫn sau tiêm để khỏi lo lắng, đặt nhiều câu hỏi không đáng có cho bộ phận y tế

Hi vọng bài viết có ích cho bạn đọc đang có ý định tiêm chủng ngừa Covid-19.

Kinh nghiệm đi tiêm vaccine Covid-19, lưu ý sau tiêm

Yhocvn.net

Địa chỉ uy tin thức hiện khám nội, nội soi tiêu hóa, phát hiện các bệnh lý đường tiêu hóa, test Hp, siêu âm tổng quát, xét nghiệm: PHÒNG KHÁM NỘI 3/38 PHƯƠNG MAI

100% Bác sĩ bệnh viện Bạch Mai thực hiện thủ thuật và điều trị.

Siêu âm tuyến giáp

Siêu âm ổ bụng……

⇒ Địa chỉ: Số 3 ngõ 38 Phương Mai, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, TP.HN

⇒ Điện thoại: 092 999 3638

⇒ Chuyên môn: Thực hiện các thủ thuật nội soi phát hiện bệnh lý đường tiêu hóa

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Xét nghiệm SARS-CoV-2 để tìm kháng nguyên hay kháng thể?

+ Danh sách số điện thoại, đường dây nóng tiếp nhận thông tin dịch bệnh Covid-19

+ Địa chỉ xét nghiệm PCR, test nhanh covid-19 tại Hà Nội, mức giá

+ Các phương pháp xét nghiệm covid-19 tìm virus SARS-CoV-2

+ Độ an toàn của vắc-xin Moderna ngừa COVID-19

+ Hiệu quả của từng loại vaccine theo công bố của nhà sản xuất, quy định nhiệt độ, thời gian bảo quản vaccine

+ So sánh các loại vắc xin COVID-19 nổi bật nhất hiện nay

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook