Hiệu quả của từng loại vaccine theo công bố của nhà sản xuất
Vắc-xin có thể bị hư hỏng, giảm hoặc mất hiệu lực nếu không được bảo quản đúng cách. Khi tiêm những loại vắc-xin này, hiệu quả phòng bệnh sẽ bị giảm, thậm chí gây tai biến.
Sau đây là công bố của nhà sản xuất và xác nhận của FDA về một số loại vaccine được cấp phép sớm nhất:
Vaccine Pfizer-BioNTech
Vào ngày 11/12/2020, Vaccine Pfizer-BioNTech, là vắc xin mRNA, là loại vắc xin COVID-19 đầu tiên được FDA, EUA công bố sử dụng khẩn cấp sau khi có báo cáo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng tích cực, hiệu quả của vaccine lên đến 95% trong việc ngăn ngừa Covid-19.
Tình trạng được sử dụng: Sử dụng khẩn cấp ở Hoa Kỳ; được phép sử dụng ở Liên minh Châu Âu.
Liều dùng: Hai mũi, cách nhau 21 ngày
Bảo quản: Vaccine Pfizer-BioNTech có những yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến cách bảo quản, lưu trữ, vận chuyển vắc xin trong các thùng lạnh chuyên biệt, kiểm soát nhiệt độ cực lạnh (-94 độ F) trong 6 tháng. Có thể bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông dược phẩm 2-8oC trong 5 ngày.
Vào giữa tháng 2, công ty đã đệ trình dữ liệu mới cho FDA chứng minh tính ổn định của vắc-xin ở nhiệt độ thường thấy trong tủ lạnh, tủ đông dược phẩm. Việc phê duyệt sẽ giúp việc phân phối vắc xin dễ dàng hơn.
Hiệu quả của vaccine là: 95%
Đề xuất tiêm cho: Những người từ 12 tuổi trở lên.
Hiệu quả của từng loại vaccine theo công bố của nhà sản xuất
Vaccine Moderna
Moderna là vắc xin thứ hai được phép sử dụng khẩn cấp ở Hoa Kỳ, vaccine đã được FDA, EUA công nhận vào ngày 18/12/2020, khoảng một tuần sau khi cấp phép cho vắc xin Pfizer. Moderna cũng là một loại vắc xin mRNA, sử dụng công nghệ tương tự như công nghệ Pfizer-BioNTech, có hiệu quả cao tương tự trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng.
Tình trạng được sử dụng khẩn cấp ở Hoa Kỳ; được phép sử dụng ở Liên minh Châu Âu.
Liều dùng: Hai mũi, cách nhau 28 ngày
Có hai điểm khác biệt chính: Vắc xin Moderna có thể được vận chuyển và bảo quản trong thời gian dài ở nhiệt độ tủ đông tiêu chuẩn -15oC đến -25oC trong 6 tháng, bảo quản 2-8oC trong tối đa 30 ngày (tủ lạnh thông thường. Hạn sử dụng kéo dài ở nhiệt độ tủ lạnh, tủ bảo quản dược phẩm giúp việc phân phối, bảo quản dễ dàng hơn.
Tuy vắc-xin Moderna kém hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng, khoảng 86%. Nhưng lại chứng minh hiệu quả 94,1% trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng có triệu chứng ở những người không triệu chứng trong lâm sàng.
Đối tượng được tiêm: Người từ 18 tuổi trở lên.
Vaccine AstraZeneca
Vắc xin Oxford-AstraZeneca đã được công nhận vào ngày 16/2/2021 và hiện đang được phân phối ở Vương quốc Anh, được phép sử dụng ở Liên minh Châu Âu và các quốc gia khác, chi phí cho một liều vaccine này thấp hơn so với các loại khác Một số quốc gia đã tạm ngừng sử dụng vắc xin này vào tháng 3 nam 2021 sau khi một số ít người ghi nhận hình thành cục máu đông trong cơ thể.
Tuy nhiên vào tháng 4, Ủy ban An toàn của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã kết luận “các cục máu đông bất thường kèm theo tiểu cầu trong máu thấp nên được liệt vào danh sách các tác dụng phụ rất hiếm gặp” có thể xảy ra trong vòng hai tuần sau khi tiêm vắc xin.
Liều dùng: Hai liều (mỗi liều 0,5ml), cách nhau từ 4 đến 12 tuần có liên quan đến hiệu quả của vắc xin cao hơn
Có thể được bảo quản, vận chuyển ở nhiệt độ 2-8oC (tủ lạnh thông thường) trong 06 tháng
Vắc xin AstraZeneca AZD1222 chống lại COVID-19 có hiệu quả 63,09%.
Đối tượng được tiêm: Người từ 18 tuổi trở lên không được khuyến cáo cho những người dưới 18 tuổi trong khi chờ kết quả của các nghiên cứu sâu hơn.
Vaccine John&John/Janssen
Vào ngày 27/02/2021, FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho John&John Janssen, được gọi là vắc xin mang mầm bệnh, hoặc vectơ vi rút
Tình trạng được sử dụng khẩn cấp ở Hoa Kỳ; được phép sử dụng ở Liên minh Châu Âu (dưới tên Janssen). Chỉ cần tiêm một mũi duy nhất.
So với vắc xin Pfizer và Moderna, vắc xin này dễ bảo quản hơn, có thể được bảo quản, vận chuyển ở nhiệt độ 2-8oC (tủ lạnh thông thường) trong 03 tháng điều này giúp việc phân phối, sử dụng dễ dàng hơn. Một phân tích được FDA công bố vào cuối tháng 2 cho thấy vắc xin này có thể làm giảm sự lây lan của vi rút ở những người được tiêm chủng, ngăn ngừa nhập viện và tử vong ở những người mắc bệnh. có hiệu quả 66,3% trong các thử nghiệm lâm sàng. Người được tiêm có sự bảo vệ tốt nhất 2 tuần sau khi tiêm chủng.
Đối tượng được tiêm: Người từ 18 tuổi trở lên.
Vào tháng 11, Johnson & Johnson thông báo sẽ khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 thứ hai để nghiên cứu việc sử dụng hai liều, cách nhau hai tháng, để xem liệu phác đồ có mang lại hiệu quả bảo vệ tốt hơn cho người được tiêm hay không.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, phản ứng phụ thường gặp trong vòng 7 ngày sau khi chủng ngừa nhưng hầu hết ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Vaccine Sinopharm
Vaccine Sinopharm được cấp phép sử dụng khẩn cấp vào ngày 07/05/2021.
WHO xác nhận “tính an toàn, hiệu quả và chất lượng” của mũi tiêm Sinopharm do Viện Sản phẩm sinh học Bắc Kinh phát triển.
Hiệu quả của từng loại vaccine theo công bố của nhà sản xuất
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Ai nên và chưa nên tiêm vắc xin Covid-19?
+ Trẻ em, thanh thiếu niên có thể mắc Covid-19? Có được tiêm chủng không?
+ Tác dụng phụ sau tiêm vắc xin covid-19 và những bất thường khác
Chưa có bình luận.