Thứ Sáu, 17/08/2018 | 15:03

Tiếp máu là một trong những thành tựu to lớn của y học cận đại, đối với những bệnh nhân bị ra máu nhiều cấp tính, tiếp máu là một biện pháp chữa bệnh có hiệu quả nhất, giúp người bệnh thoát khỏi tử thần.

Nhưng, tiếp máu không phải bất cứ hai người nào đó đều có thể truyền cho nhau. Trước khi tiếp máu phải tiến hành xét nghiệm máu. Chỉ có những người nào cùng chung nhóm máu mới được tiến hành tiếp máu. Nếu nhóm máu không giống nhau, sau khi tiếp máu sẽ dẫn đến phản ứng máu bị ngưng kết lại, các hồng cầu bị co nhăn lại, biến dạng, dồn lại một chỗ, gây ra nguy hiểm cho tính mạng.

Vì sao nhóm máu không giống nhau lại dẫn đến phản ứng đông kết?

Bởi vì trong huyết tương còn có một thành phần hóa học gây tác dụng dính kết – chất đông kết huyết tương. Mà trong hồng cầu lại có một thành phần hóa học có thể bị dính kết – nguồn đông kết. Xét chất dính kết và nguồn đông kết ta thấy: nguồn đông kết có 2 loại A và B, chất dính kết cũng có 2 loại a và b. Nếu A gặp a hay B gặp b thì rắc rối xảy ra bởi lẽ chúng là tử thù của nhau. Chúng đánh nhau, dính vào nhau cùng làm hỏng nhau: phản ứng ngưng kết xảy ra.

Khi tiếp máu, huyết tương truyền vào có mang theo chất đông kết. Phần huyết tương và chất đông kết này trong cơ thể mới bị phá vỡ rất nhanh không làm được gì. Duy có nguồn đông kết nấp ở trong hồng cầu mới sau khi máu được truyền vào cơ thể lạ của người bệnh, nó di động lung tung, gặp địch thủ là gây lộn xộn. Bởi thế phân loại nhóm máu chủ yếu dựa vào nguồn đông kết trong hồng cầu để quyết định.

Nhóm máu của người chia thành 4 loại: loại A, loại B, loại AB và loại O. Nếu trong hồng cầu có nguồn đông máu là A, trong huyết tương có chất đông kết là b tức là A và b ta sẽ có nhóm máu A, nếu là B và a ta có nhóm máu B. Nếu là A và cả B mà trong thành phần huyết tương không có cả a và b ta có nhóm AB. Còn nếu trong hồng cầu không mang nguồn đông kết nào, trong huyết ương có cả hai chất đống kết a và b ta có nhóm máu O.

Qua đó ta có thể thấy, máu trong cơ thể tự nhiên không thể phát sinh phản ứng đông kết. Bởi lẽ hai kẻ địch thủ A và a, B và b không có cơ hội gặp nhau.

Vậy nên không thể đem tiếp máu của người có nhóm máu A cho người bệnh có nhóm máu B. Bởi lẽ hồng cầu mới có nguồn đồng kết A sẽ đánh nhau với chất đông kết a có sẵn trong huyết tương người bệnh do có nhóm máu B. Tương tự, máu nhóm B không thể truyền cho người bệnh có máu nhóm A, bởi lẽ tạo điều kiện cho nguồn đông kết B gặp chất đông kết b của huyết tương người bệnh. Phản ứng đông kết sẽ xảy ra nguy hại cho tính mạng.

Hồng cầu trong máu nhóm O vì thường không mang nguồn đông kết nào, hiếm bị huyết tương có chất đông kết khác làm đông kết được. Vì thế có thể truyền cho người khác được.

Trong huyết tương của máu nhóm AB lại không mang chất đông kết nào, không làm đông kết những hồng cầu mới từ bên ngoài tới bất kể thuộc nhóm máu nào. Vì thế cơ thể có thể tiếp nhận máu cho thuộc bất kỳ nhóm nào.

Từ đó chúng ta rút ra nhận xét, giữa những người cùng một nhóm máu, đương nhiên có thể tiếp máu cho nhau mà không sợ sự cố gì.

Tiếp máu có thể làm cho người ta thoát chết, nhưng cũng có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng. Cho nên chỉ được tiếp máu khi đã qua xét nghiệm cẩn thận. Thông thường để an toàn hơn nữa, các bác sĩ đều chọn những nhóm máu hoàn toàn giống nhau để tiến hành truyền máu.

Nhưng có khi nếu chỉ nhìn vào nhóm máu của máu người được phân thành các nhóm A, B, O và dựa vào đó kiểm tra thấy được cùng nhóm nhưng do còn tồn tại các nhóm máu khác mà khi dựa theo loại hình khác đó để phân tích thì lại thấy không trùng nhóm máu. Như hệ thống nhóm máu Rh các chất đông kết được sinh ra theo kiểu miễn dịch chứ không tự nhiên có nhử nhóm máu kiểu ABO. Nghĩa là lần đầu tiên nhận máu có thể không có tai biến gì nhưng do ngược nhóm nguồn đông kết người nhận bắt đầu sản sinh ra chất đông kết kháng lại và nếu nhận tiếp lần thứ hai sẽ gây ra ngưng kết hồng cầu máu người cho. Nếu bố và mẹ ngược nhóm nguồn đông kết thì sau khi đẻ lần đầu cơ thể mẹ sản xuất ra chất đông kết kháng lái gây tai biến cho thai nhi những lần sau tùy theo mức độ có thể sẩy thai, thai chết lưu hoặc hội chứng vàng da tan máu từ 3 đến 10%.

Do vậy khi tiến hành tiếp máu, tốt nhất là lấy ra một ít máu của người cho và một ít máu của người bệnh được truyền tiến hành xét nghiệm cẩn thận mới tin dùng được.

Nguy hiểm thế nào nếu không cùng nhóm máu cho nhau?

Bài cùng chủ đề: Chọn người qua nhóm máu theo kinh nghiệm của người Nhật

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook