Thứ Ba, 17/10/2023 | 14:03

Ho do thay đổi thời tiết có gì khác biệt

Thay đổi khí hậu do đặc điểm địa lý vùng miền hoặc thời điểm giao mùa nóng lạnh là nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch suy giảm dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, gây rát họng, ho…Những cơn ho kéo dài, lặp đi lặp lại khiến cơ thể mệt mỏi, gây tức ngực, đau bụng…ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy ho do thay đổi thời tiết có gì khác biệt?

Đặc điểm của ho khi thời tiết thay đổi là các cơn ho xuất hiện nhanh, ho có đờm do niêm mạc mũi họng tăng tiết dịch kèm theo các triệu chứng như ngạt mũi, chảy mũi, ngứa họng. Ho do thời tiết thay đổi thường gặp ở trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu…

Các virus gây bệnh liên quan đến đường hô hấp lan truyền trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm dễ dàng xâm nhập thông qua quá trình hít thở của con người khiến cho tỷ lệ bệnh nhân tăng đột biến. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên viện trưởng Viện Tai Mũi Họng trung ương chia sẻ “Ho khi thay đổi thời tiết (ho dị ứng thời tiết), ho gió, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh… thường gặp và thường tái phát vào các thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh. Tỷ lệ mắc bệnh tập trung ở khu vực phía bắc, cao điểm là mùa thu đông”.

Ho do thay đổi thời tiết dễ bị kích thích tại vùng họng gây ngứa rát họng và ho. Ho tái phát nhiều lần và kéo dài trong nhiều ngày khiến cơ thể mệt mỏi, gây tức ngực, đau bụng, đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt…

Ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn yếu nên khi thay đổi thời tiết trẻ thường bị ho hoặc cảm lạnh với những biểu hiện hắt hơi, chảy mũi, sốt nhẹ và ho do siêu vi. Đối với người trưởng thành tác động của thời tiết gây hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt sống, ho khan hoặc ho khò khè; cảm giác ớn lạnh, rùng mình…

Theo thống kê, những người thường xuyên bị ho khi thay đổi thời tiết thường có cơ địa nhạy cảm hoặc sức đề kháng kém do đó khi thời tiết giao mùa cơ thể không thích nghi kịp sẽ gây ra những phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là trẻ em. Ho do thay đổi thời tiết thường chuyển biến nặng biểu hiện bằng sự thở ra rất mạnh giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt.

Phương pháp giảm ho do thay đổi thời tiết là vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày. Sử dụng chanh thái lát ngâm với một chút muối sau đó ngậm trong miệng hoặc pha nước ấm kết hợp với chanh và mật ong để uống cũng có tác dụng giảm ho rất hiệu quả…Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo sau 3 ngày sử dụng những phương pháp trên người bệnh chưa đỡ ho cần đi khám chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán đúng bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

Bị ho khi thời tiết thay đổi có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt người lớn hay trẻ em. Để bảo vệ sức khỏe, nói không với ho do dị ứng thời tiết, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần giữ ấm cơ thể đặc biệt là buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Đối với những người có công việc cần đi ra ngoài khi trời lạnh cần mặc ấm, đeo khẩu trang, quàng khăn kín cổ…Lưu ý không sử dụng nước lạnh, ăn đồ ăn nguội lạnh, tăng cường chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất & tập thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng phòng bệnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ho nhiều đờm: Y học chuyên sâu về nguyên nhân ho nhiều đờm

Triệu chứng ho

Tìm nguyên nhân trẻ ho kéo dài để điều trị hiệu quả

Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook