Lạm dụng thuốc hạ sốt có thể gây ngộ độc, tổn thương gan
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, mới đây Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) mới tiếp nhận một bệnh nhân là nam thanh niên (đến từ Sơn La) trong tình trạng tổn thương gan, viêm gan, có dấu hiệu suy gan . Trước đó, bệnh nhân đã dùng quá liều thuốc paracetamol (uống 19 viên hạ sốt trong 2 ngày), thêm tiền sử viêm gan B nên tình trạng bệnh càng trở nên nặng nề.
Thuốc hạ sốt là loại thuốc được bán tự do, không kê đơn. Do thiếu hiểu biết nên rất nhiều người đã tự động mua thuốc về uống khi bị sốt mà không cần quan tâm đến nguyên nhân là gì và quy định về liều dùng ra sao.
Tâm lý sốt ruột khi con sốt cao đã khiến không ít ông bố bà mẹ thay vì chườm trán, chườm bẹn cho trẻ để kéo dài thời gian theo đúng quy định từ 4-6 tiếng mới được uống thuốc hạ sốt thì chúng ta lại cho con uống ngay. Điều này có thể gây tổn hại đến gan của con trẻ. Vai trò của những viên hạ sốt là không thể phủ nhận nhưng một khi đã uống quá nhiều, điển hình như trường hợp của nam thanh niên trên thì rất có thể lại hại đến bản thân.
Sốt là một triệu chứng, muốn hết sốt chứng ta phải tìm nguyên nhân. Điều trị nguyên nhân thì sốt có thể tự khỏi. Ví dụ bạn sốt do nhiễm trùng. Sau khi uống kháng sinh, viết thương khỏi thì triệu chứng sốt sẽ không còn lặp lại nữa.
Uống nước có chứa đường
Chúng ta thường có thói quen uống nước ép khi bị sốt, nhất là nước cam. Tuy nhiên bạn không biết rằng lượng đường trong các loại nước này khi vào cơ thể sẽ làm tế bào bạch cầu hoạt động chậm lại, khiến hiệu quả diệt khuẩn bị giảm sút. Do đó khi đang sốt cao, nên hạn chế uống nước có nhiều đường. Thay vào đó hãy uống oréol để bù điện giải, nước lọc thường xuyên để bù đắp nước do tiết mồ hôi, đồng thời hỗ trợ bạch cầu làm việc tốt hơn. Bạn chỉ nên uống các loại nước ép khi nhiệt độ cơ thể đã ổn định trở lại nhằm tăng cường sức đề kháng.
Thúc hạ sốt nhanh
Sốt là triệu chứng thường gặp ở các trẻ mắc bệnh truyền nhiễm, việc theo dõi và chăm sóc trẻ bị sốt, theo dõi cơn sốt, nhiệt độ đóng vai trò quan trọng. Thế nhưng nhiều ông bố mà mẹ đều có chung tâm lý, cứ khi con bị sốt là phải hạ sốt thật nhanh bằng mọi cách: uống thuốc, đặt thuốc ở hậu môn, dùng thuốc kết hợp, khăn ấm lau người, ngâm con vào bồn nước ấm, dán miếng dán lạnh…
Không nên hạ dùng nhiều loại thuốc kết hợp để hạ sốt nhanh cho trẻ bởi trong các thuốc uống hạ sốt hay các loại thuốc đặt hậu môn đều có hàm lượng paracetamon làm hạ sốt. Như vậy nếu dùng kết hợp có thể gây ra quá liều. Hơn nữa khi thân nhiệt xuống quá nhanh, đột ngột lại nguy hiểm cho trẻ, cơ thể không chịu được sự thay đổi quá nhanh. Thông thường thuốc hạ sốt hiện nay sau 30 phút uống bắt đầu có tác dụng, nhiệt độ giảm dần sau 1-2 giờ”. Cha mẹ cần kiên nhẫn, không nóng vội mà gây tổn hại hơn đến trẻ.
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.