Thứ Tư, 22/09/2021 | 20:45

Giảm oxy máu SpO2 ở bệnh nhân Covid-19 nguy hiểm như thế nào, ECMO là gì

COVID-19 là một bệnh về đường hô hấp, đó là lý do tại sao nó phá vỡ các chức năng bình thường của hệ hô hấp và có thể gây ra mức oxy trong máu thấp. Khi nồng độ oxy trong cơ thể cạn kiệt do nhiễm corona virus, các tế bào trong cơ thể không nhận đủ oxy để thực hiện các chức năng bình thường. Do nồng độ oxy tiếp tục duy trì ở mức thấp, các bộ phận và cơ quan khác nhau của cơ thể bắt đầu suy yếu. Đây là lý do tại sao COVID-19 có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các mức oxy máu SpO2

Trong một thông cáo báo chí của Cục Thông tin Báo chí (PIB), Giám đốc Y tế của Viện Lao Quốc gia, Bangalore, Tiến sĩ Ravichandra cho rằng: “80% trường hợp mắc COVID-19 được phát hiện khi bệnh còn nhẹ. Những bệnh nhân này có mức bão hòa oxy vẫn dao động ở mức cao hơn 94%. Chỉ có 15% bệnh nhân COVID-19 có mức độ bão hòa oxy thấp hơn 94%, những trường hợp này cần điều trị và theo dõi y tế thường xuyên.”

Ông cho biết thêm, 5% người nhiễm COVID-19 còn lại phát hiện khi bệnh đã vào giai đoạn nặng với tốc độ hô hấp cao hơn 30 lần/phút, mức độ bão hòa oxy dưới 90%.

Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn như sau:

Từ 97 – 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;

Từ 94 – 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;

Từ 90% – 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị;

Dưới 92% (khi không được thở oxy hoặc dưới 95% khi có được thở oxy): Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;

Dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.

Tiến sĩ Ravichandra yêu cầu cảnh giác với các triệu chứng của mức oxy thấp bao gồm: khó thở, lú lẫn, mê mệt, môi hoặc mặt tái xanh. Bên cạnh đó, các triệu chứng còn bao gồm tức ngực không thuyên giảm, trẻ em cảm thấy lỗ mũi phập phồng, khó thở, kém ăn. Gần như tất cả bệnh nhân bị giảm oxy máu, thở gấp đều cần bổ sung oxy, kết hợp với glucocorticoid làm giảm viêm có thể điều trị hiệu quả các trường hợp cấp tính do COVID-19.

Tiến sĩ chuyên ngành tim mạch của Đại học Y khoa Washington, Nona Sotoodehnia cho biết: “Chúng tôi cung cấp oxy bổ sung cho bệnh nhân để duy trì độ bão hòa oxy trong máu từ 92% đến 96%. Điều quan trọng cần lưu ý là chỉ những bệnh nhân được bổ sung đầy đủ oxy mới có hiệu quả khi được điều trị bởi glucocorticoid. Trung bình những bệnh nhân giảm oxy máu có độ bão hòa oxy là 91% khi họ vào bệnh viện. Những người có nồng độ oxy quá thấp, dưới 90% sẽ khó có thể thực hiện các biện pháp cứu sống”.

Sotoodehnia khuyến cáo những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, đặc biệt là những người có nguy cơ bị bệnh nặng cao hơn do tuổi cao hoặc béo phì, nên theo dõi lượng oxy trong máu thường xuyên.

Hiện nay có một số app cho phép đo nồng độ oxy trong máu. Bệnh nhân có thể tải về sử dụng nếu không thuận tiện cho việc mua máy. Chỉ số cũng khá tương đông với việc sử dụng máy đo SpO2.

Sử dụng liệu pháp oxy để nâng mức oxy thấp:

Các chuyên gia y tế cho rằng, liệu pháp oxy chỉ có thể được thực hiện khi được khuyến cáo từ bác sĩ. Tuy nhiên, mọi người có thể sử dụng chúng trong trường hợp khẩn cấp, khi đang được chăm sóc y tế hoặc trong khi chờ xe cấp cứu. Liệu pháp oxy được khuyến cáo dùng trong những trường hợp nồng độ oxy trong máu giảm xuống dưới 94%.

Giáo sư Sanyogita Naik, kiêm Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Trường Cao đẳng Y tế BJ (Pune, Ấn Độ), cho rằng: “Máy tạo oxy chỉ có thể được sử dụng trong các trường hợp vừa phải của COVID-19, khi bệnh nhân bị giảm nồng độ oxy mà nhu cầu oxy là tối đa là 5 lít mỗi phút.”

Giáo sư nói thêm rằng, máy tạo oxy cũng rất hữu ích cho những bệnh nhân gặp phải các biến chứng sau COVID-19 cần điều trị bằng oxy.

Trong cả hai trường hợp trên, mục tiêu của liệu pháp oxy là đạt được mức bão hòa 94%. Khi bệnh nhân có mức oxy từ 93% đến 94%, liệu pháp oxy có thể được ngừng. Quá nhiều oxy có thể dẫn đến tăng mức độ carbon dioxide, dẫn đến các biến chứng không mong muốn.

Kỹ thuật ECMO – oxy hóa qua màng ngoài cơ thể:

Hơn 40 năm qua, oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO) đã được sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân bị suy hô hấp hoặc suy tim không có khả năng sống sót khi thở máy thông thường. Bệnh nhân COVID-19 mắc bệnh ở giai đoạn nặng các bác sĩ có một lựa chọn cuối cùng là ECMO để hỗ trợ tim, phổi cho bệnh nhân, khi tim không còn khả năng bơm máu đầy đủ đi khắp bộ phận.

ECMO được coi là liệu pháp cuối cùng của những bệnh nhân COVID-19. Trong một nghiên cứu tổng hợp lớn được phát hành năm 2020 bởi Schmidt et al, kết quả của 492 bệnh nhân được điều trị tại một số đơn vị chăm sóc đặc biệt cho thấy tình hình khả quan của liệu pháp này.

Máu được bơm ra khỏi cơ thể qua một ống thông được đưa vào tĩnh mạch chính, đi qua một ống màng được bao quanh bởi khí oxy đang chảy để trở thành oxy, trước khi được đưa trở lại cơ thể bằng ống thông vào động mạch chính hoặc tĩnh mạch.

Xác suất tử vong ước tính của liêu pháp này khoảng 31% trong 60 ngày sau khi bắt đầu điều trị ECMO. ECMO chỉ được xem xét trong trường hợp bệnh nhân có xác suất tử vong rất cao, ở mức 80% trở lên, do đó, kết quả 31% được cho là đầy hứa hẹn.

Điều trị ECMO tuy có tiên lượng tôt trong điều trị nhưng đòi hỏi trình độ đào tạo chuyên môn cao, trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại. Nghiên cứu cho thấy ECMO cũng có thể ảnh hưởng đến sinh lý bình thường của bệnh nhân Covid-19, làm trầm trọng thêm các vấn đề đông máu, miễn dịch.

Giảm oxy máu SpO2 ở bệnh nhân Covid-19 nguy hiểm như thế nào, ECMO là gì

Yhocvn.net (Theo BV 198)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Sự an toàn, hiểu quả của vắc xin liệu có được đảm bảo, mRNA có ảnh hưởng đến DNA của người?

+ Vắc xin Covid-19 bảo vệ cho người tiêm được bao lâu

+ COVID-19 gây tổn thương phổi như thế nào? có phục hồi được phổi không?

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook