Thứ Ba, 08/05/2018 | 16:55

Tác dụng chống ký sinh trùng của triclobendazole được đặc trưng bởi hoạt tính đặc hiệu chống lại sán lá nhỏ chưa trưởng thành và sán lá trưởng thành

Về hiệu quả, theo phác đồ điều trị liều 10mg/kg, uống 1 lần duy nhất cho thấy sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng như bạch cầu ái oan, hiệu giá kháng thể, tổn thương gan trên siêu âm TCZ không gây ảnh hưởng đến 2 chỉ số sinh hóa đánh giá chức năng thận là urê và crreatinine;

Viên nén 250 mg : hộp 1 vỉ 4 viên

Thành phần

1 viên chứa 250mg Triclabendazole

Tá dược: lactose monohydrate, tinh bột ngô, methylcellulose 50 cP, magnesi stearat, silicon dioxid dạng keo, oxid sắt màu đỏ.

Dược lực

Hoạt phổ

Hoạt phổ chống ký sinh trùng của triclobendazole được đặc trưng bởi hoạt tính đặc hiệu chống lại sán lá nhỏ chưa trưởng thành và sán lá trưởng thành Fasciola hepaticaFasciola gigantica ở cả gia súc và người. Triclabendazole có hiệu quả chống sán lá sớm 24 giờ sau khi nhiễm, cũng như vào các giai đọan ủ bệnh (tuần 1-4 sau khi bị nhiễm), giai đoạn cấp, bán cấp và mãn tính của bệnh.

Hoạt tính cũng đã được chứng minh trong nhiễm khuẩn sán lá phổi do Paragonimus uterobilateralis ở chuột cống bị nhiễm, và do P. uterobilateralis, P. africanus, P. mexicanus và P. westermani ở người.

Cơ chế tác dụng: Cơ chế tác dụng chính xác của triclabendazole và chất chuyển hóa chính sulfoxide có hoạt tính của nó chống lại sán lá chưa được giải thích đầy đủ. Mặc dù thuốc này có thể được xem là một dẫn xuất benzimidazole, đặc trưng về cấu trúc của nó (có nguyên tử clo và một nhóm thiomethyl, không có một nửa carbamate) khiến cho nó khác biệt với tất cả các thuốc diệt giun sán khác thuộc nhóm benzimidazole. Thiếu hoạt tính diệt giun tròn cũng gợi ý là nó tác động khác với tất cả các thuốc diệt giun sán benzimidazole khác, ức chế không hồi phục sự thu nhận glucose ở các loại giun nhạy cảm và diệt chúng từ từ bằng cách làm tiêu nguồn năng lượng của chúng (glycogen và adenosine triphosphat). Ngoài ra chưa ghi nhận đặc điểm hoạt tính mở ghép đôi của các salicylanide diệt giun sán cổ điển. Thông tin duy nhất hiện có là triclabendazole và chất chuyển hóa sulfoxide có hoạt tính của nó dễ dàng thấm vào da của sán lá, ức chế nhanh chóng cử động và can thiệp vào cấu trúc và chức năng cấu trúc vi ống của sán lá. Chất chuyển hóa sulfoxide được biết có tác dụng chậm nhưng mạnh hơn chính triclabendazole đối với cử động của sán lá.

Vì vậy, có khả năng là thuốc này tác dụng chủ yếu qua chất chuyển hóa sulfoxide là chất chiếm đa số trong huyết tương người. Ngoài ra, vì thuốc này ức chế sự gắn vào colchicine để lọc sạch các ống nhỏ của sán lá gan, thuốc làm thay đổi điện thế màng lúc nghỉ và ngăn cản phóng thích men thủy phân protein từ giun trưởng thành và chưa trưởng thành.
Chưa có nghiên cứu về dược lý nói chung ở các loài động vật có vú. Không có tác dụng nào trên cơ trơn hoặc hệ tim mạch, hô hấp hoặc thần kinh được phát hiện trong các nghiên cứu về độc tính khác nhau.

Dược động học

Ở người, các nghiên cứu về dược động học phần lớn dựa vào nồng độ của chất chuyển hóa sulfoxide trong huyết tương, vì sự biến đổi sinh học của triclabendazole thành chất chuyển hóa của nó trong tuần hoàn toàn thân nhanh và hoàn toàn. Chỉ trong chốc lát những lượng của hợp chất không bị biến đổi có thể phát hiện ở người. Việc xác định đồng thời triclabendazole và các chất chuyển hóa sulphoxide và sulphone đã được thực hiện bằng cách dùng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).

Hấp thu:

Sau khi cho bệnh nhân uống lúc đói 10 mg/kg triclabendazole, thuốc được hấp thu nhanh với thời gian đạt được nồng độ cao nhất trong huyết tương (Tmax) trung bình cho cả chất gốc và chất chuyển hóa sulphoxide là 2 giờ. Nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương đối với triclabendazole là 0,34 micro mol/L và đối với chất chuyển hóa sulphoxide là 15,8 micro mol/L, với diện tích dưới đường cong nồng độ-thời gian (AUC) đối với triclabendazole là 1,55 micromol giờ/L và đối với chất chuyển hóa sulfoxide là 177micromol giờ/L.

Phân bố:

Thể tích phân bố biểu kiến tối đa của chất chuyển hóa sulphoxide ở những bệnh nhân đã ăn vào khoảng 1L/kg (giả sử sự hấp thu thuốc hoàn toàn từ triclabendazole thành chất chuyển hóa sulphoxide).

Các nghiên cứu ở cừu cho thấy 99% các chất chuyển hóa gắn với albumin, chỉ có nồng độ thấp các chất có hoạt tính lưu chuyển tự do trong hệ tuần hoàn.

Chuyển hóa:

In vivo, triclabendazole được oxy hóa nhanh thành chất chuyển hóa sulphoxide, chất này được oxy hóa tiếp thành chất chuyển hóa sulphone. Dạng sulphoxide chiếm đa số trong huyết tương, với chất gốc có diện tích dưới đường cong nồng độ-thời gian (AUC) khoảng 1% AUC của sulphoxide và chất chuyển hóa sulphone có AUC khoảng 10 % AUC của sulphoxide. Biến đổi sinh học nhanh của triclabendazole ở người và các biểu hiện trước đây ở động vật cho thấy có bằng chứng về biến đổi sinh học trước khi vào tuần hoàn toàn thân kể cả sự chuyển hóa triclabendazole qua đường đầu tiên.

Bài tiết:

Ở động vật, thuốc được bài tiết với lượng lớn qua đường mật ở phân (90%), cùng với chất chuyển hóa sulphoxide và kế đó là chất chuyển hóa sulphone. Dưới 10% liều dùng đường uống được bài tiết qua nước tiểu.

Thời gian bán thải chất chuyển hóa sulphoxide khỏi huyết tương khoảng 11 giờ. Đã ghi nhận sự giảm nồng độ của các pha cuối của đường biểu diễn tương tự nhau đối với 3 chất trong cả hai tình trạng lúc đói và sau khi ăn.

Ảnh hưởng của thức ăn:

Ảnh hưởng của thức ăn lên dược động học của triclabendazole và các chất chuyển hóa của nó đã được nghiên cứu ở bệnh nhân sau khi dùng đường uống liều 10 mg/kg. Đã ghi nhận tăng khả dụng toàn thân, có lẽ do hấp thu qua đường tiêu hóa được cải thiện trong trường hợp dùng triclabendazole sau khi ăn. Thời gian đạt được nồng độ cao nhất trong huyết tương (T max), nồng độ cao nhất trong huyết tương (Cmax) và diện tích dưới đường cong nồng độ-thời gian (AUC) cao hơn gấp đôi đối với cả sulphoxide và chất gốc. Dược động học của chất chuyển hóa nhỏ sulphone bị ảnh hưởng bởi thức ăn theo cách tương tự.

Vì vậy, nên dùng triclabendazole với thức ăn để cải thiện khả dụng toàn thân của triclabendazole và các chất chuyển hóa của nó.

Chỉ định

– Bệnh sán lá gan do Fasciola gigantica.

– Bệnh sán lá phổi (dịch khái huyết) do Paragonimus westermani hoặc các chủng Paragonimus khác.

Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng

Suy thận:

Vì chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở bệnh nhân bị suy thận, không nên dùng ở nhóm bệnh nhân này.

Suy gan

Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở bệnh nhân bị suy gan. Tuy nhiên trong các nghiên cứu lâm sàng, một tỷ lệ cao bệnh nhân có các thử nghiệm chức năng gan bất thường trước khi điều trị (aspartate aminotransferase (ASTA), Alanine aminotransferase (ALAT), phosphatase kiềm và bilirubin toàn phần) đã được đưa về trị số bình thường hoặc giữ ổn định sau khi điều trị. Bất thường mới thường gặp nhất sau khi điều trị là phosphatase kiềm trong huyết thanh cao, chỉ ra khả năng có ứ mật cơ năng.
Tăng tạm thời từ nhẹ đến trung bình về nồng độ các men gan trong huyết thanh (ASAT, ALAT, phosphatase kiềm) và bilirubin toàn phần đã được ghi nhận ở một số bênh nhân đang dùng triclabendazole và ở động vật. Dựa trên những dữ liệu này, nên dùng triclabendazole thận trọng cho những bệnh nhân suy gan từ trước, không liên quan tới bệnh sán lá. Ở các đối tượng này, bác sĩ điều trị cần cân nhắc giữa lợi ích điều trị dự tính và nguy cơ có thể xảy ra.

Thiếu hụt men glucose-6-phosphate dehydrogenase: thận trọng do khả năng gây tán huyết.
Tác động trên khả năng lái xe và vận hành máy móc:

Cần cảnh báo cho bệnh nhân là có thể xảy ra chóng mặt, khi đó không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc tham gia những hoạt động có nguy cơ gây tai nạn khác.

Lúc có thai và lúc nuôi con bú

Lúc mang thai:

Các nghiên cứu ở chuột và thỏ không phát hiện bằng chứng về tổn thương thai, mặc dù cân nặng con sinh ra thấp hơn khi cho động vật dùng các liều 100 mg/kg và 200mg/kg cân nặng/ngày, tương đương với 10 đến 20 lần liều điều trị thông thường được khuyến cáo ở người.

Các dẫn xuất benzimidazole khác như mebendazole, ofendazole, flubendazole và albendazole được ghi nhận là gây độc cho phôi và gây quái thai ở một số loài động vật thí nghiệm.
Sự khác nhau về khả năng gây độc cho phôi và gây quái thai có thể liên quan đến cơ chế tác dụng của triclabendazole khi so sánh với các thuốc diệt giun sán benzimidazole khác (xem Cơ chế tác dụng trong phần Dược lực HỌC).

Tuy nhiên, khi chưa có các nghiên cứu được kiểm soát thỏa đáng ở phụ nữ có thai, chỉ dùng triclabendazole cho phụ nữ mang thai khi lợi ích dự tính cao hơn nguy cơ có thể xảy ra.
Lúc nuôi con bú

Sự truyền chất phóng xạ vào các ngăn của phôi/thai chuột đã được nghiên cứu sau khi dùng liều đơn triclabendazole được gắn phóng xạ 14C với liều 10 mg/kg.

Chưa có nghiên cứu chuyên biệt về bài tiết vào sữa của chuột đang cho con bú. Tuy nhiên theo kết quả đo sự thu nhận phóng xạ vào tuyến vú, triclabendazole có thể được bài tiết tốt vào sữa của động vật đang cho con bú. Các dữ liệu công bố cho thấy là ở dê, khoảng 1% liều uống được bài tiết qua sữa.

Vì chưa có thông tin về nồng độ thuốc trong sữa người, nên tránh dùng triclabendazole trong khi cho con bú. Tuy nhiên nếu phải cho con bú liên tục, nên ngừng cho con bú trong khi điều trị và trong 72 giờ tiếp theo.

Tương tác thuốc

Tương tác với các thuốc khác dùng để điều trị bệnh sán lá hoặc bệnh sán Paragonimus:
Chưa có nghiên cứu về tương tác thuốc đặc hiệu với triclabendazole. Tuy nhiên các nghiên cứu ở động vật về kết hợp triclabendazole với các thuốc diệt giun sán khác như fenbendazole hoặc levamizole cho thấy chưa có bằng chứng về độc tính hợp lực.

Tác dụng ngoại ý

Ước tính tần suất: rất thường gặp ≥ 10%; thường gặp 1%-10%; ít gặp 0,1-1%; hiếm gặp 0,01%-0,1%; rất hiếm gặp < 0,01%.

Lưu ý: một số phản ứng phụ liên quan tới điều trị bằng triclabendazole có thể thứ phát do nhiễm ký sinh trùng đang được điều trị, do ký sinh sinh trùng chết và/hoặc do việc tống các ký sinh trùng chết ra khỏi hệ gan-mật trong bệnh sán lá hơn là do chính bản thân thuốc. Các tác dụng như thế có thể thường gặp và trầm trọng hơn ở những bệnh nhân bị búi giun to.

Toàn thân:

Rất thường gặp: Ra mồ hôi.

Thường gặp: Yếu mệt, đau ngực, sốt.

Hệ tiêu hóa

Rất thường gặp: Đau bụng, đau thượng vị.

Thường gặp: Chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.

Hệ gan mật

Thường gặp: vàng da, cơn đau sỏi mật.

Hệ thần kinh

Thường gặp: Chóng mặt, nhức đầu.

Ít gặp: Buồn ngủ.

Da Thường gặp: Nổi mề đay.

Ít gặp: ngứa.

Hệ cơ xương

Ít gặp: Đau lưng.

Hô hấp

Thường gặp: khó thở, ho.

Rối loạn thận/chuyển hóa

Ít gặp: Tăng nhẹ creatinine huyết thanh và có thể hồi phục.

Liều lượng và cách dùng

Dùng đường uống sau bữa ăn (xem phần “ảnh hưởng của thức ăn” trong phần Dược động học). Nuốt viên thuốc với thức uống và không nhai.

Nên chỉnh liều dùng triclabendazole theo cân nặng bệnh nhân. Viên nén có vạch và dễ bẻ thành hai nửa bằng nhau để chia liều chính xác hơn.

Người lớn:

10mg/kg thể trọng dưới dạng một liều đơn.

Trong trường hợp không đáp ứng điều trị với liều 10 mg/kg thể trọng, có thể tăng liều đến 20 mg/kg thể trọng và chia liều thành 2 lần cách nhau 12-24 giờ.

Đã có kinh nghiệm điều trị đồng thời với thuốc chống co thắt làm giảm đau và giảm thiểu nguy cơ bị vàng da.

Trẻ em từ 6 tuổi trở lên:

Mặc dù các dữ liệu lâm sàng còn hạn chế ở nhóm tuổi này nhưng chưa có bằng chứng về sự khác nhau giữa người lớn và trẻ em về hiệu quả hay độ an toàn. Liều lượng và thời gian điều trị tương tự như với người lớn.

Do có thể có bất xứng đáng kể giữa kích thước ký sinh trùng và đường mật ở trẻ em, cần xem xét điều trị đồng thời với thuốc chống co thắt.

Trẻ em dưới 6 tuổi:

Chưa có kinh nghiệm điều trị triclabendazole cho nhóm tuổi này.

Bệnh nhân cao tuổi:

Chưa có thông tin về mối liên quan giữa tuổi và tác dụng của triclabendazole ở bệnh nhân già.
Bảo quản

Giữ thuốc trong bao bì gốc, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ dưới 25 °C.

Novartis Pharma

Nguồn. Thuốc, biệt dược

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook