Thứ Ba, 12/11/2024 | 16:21

Đi bộ là môn thể thao đơn giản không cần thiết bị tập, không mất chi phí phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đi bộ hàng ngày tốt cho hệ thống xương khớp và mang lại hiệu quả cao khi điều trị gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ không do rượu là tình trạng chất béo tích tụ quá mức trong tế bào gan, chiếm hơn 5% trọng lượng hoặc thể tích gan, xảy ra ở người ít hoặc không sử dụng bia rượu. Lượng mỡ thừa dễ dẫn đến viêm, ảnh hưởng đến chức năng gan, tiến triển thành viêm gan mạn tính, xơ gan.

Gan nhiễm mỡ được phân thành 3 cấp độ, phản ánh các giai đoạn khác nhau của bệnh:

Cấp độ 1 là giai đoạn nhẹ, lượng mỡ chỉ chiếm 5 – 10% tổng trọng lượng gan.

Cấp độ 2 giai đoạn trung bình, lượng mỡ thừa chiếm từ 10 – 25% tổng trọng lượng gan.

Cấp độ 3 là giai đoạn nặng nhất khi mỡ chiếm trên 30% tổng trọng lượng gan.

Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đánh giá việc đi bộ thường xuyên có tác dụng hỗ trợ trao đổi chất và lưu thông máu. Kết quả nghiên cứu gần 96.690 tại Anh cho thấy đi bộ 2.500 bước/ngày (tương đương đi bộ khoảng 20-30 phút) có thể giảm 47% nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Để loại bỏ gan nhiễm mỡ bằng cách đi bộ, người tập cần kiên trì và chia thành các giai đoạn để tập gồm giai đoạn làm quen với nhịp điệu cơ thể, giai đoạn cải thiện sức khoẻ và cuối cùng là giai đoạn cải thiện và duy trì sức khoẻ lâu dài.

Ở giai đoạn bắt đầu khi đi bộ nên đi chậm kết hợp hít vào thở ra kết hợp các bài tập aerobic đơn giản hoặc các bài tập giãn cơ để cơ thể thích ứng dần với cường độ tập luyện. Giai đoạn cải thiện chuyển sang đi bộ cường độ nhanh đảm bảo hơn 10.000 bước trong 4-5 ngày/tuần. Giai đoạn tiếp theo là duy trì lâu dài vì vậy không nên nóng vội bởi gan nhiễm mỡ cần được phục hồi và cải thiện sau một thời gian.

Theo các chuyên gia, cường độ đi bộ không được quá chậm hoặc quá nhanh, tuỳ thuộc vào sức khoẻ, độ tuổi để việc đi bộ đạt kết quả tốt nhất. Đối với một bệnh nhân ở tuổi 50, nhịp tim nên được duy trì trong khoảng 100 – 120 nhịp/phút. Tuy nhiên tuỳ vào tình hình thực tế, nếu cảm thấy nặng nề chân tay, chán ăn, ngủ không ngon giấc sau khi đi bộ là các triệu chứng của vận động quá sức cần phải giảm bớt kịp thời.

Khuyến cáo đi bộ ít nhất 15-20 phút/lần, không quá 60 phút để tránh làm tổn thương cơ, khớp. Thời điểm tập thể dục tốt nhất là vào buổi chiều và sau khi ăn tối 2h, lúc này tiêu hao năng lượng nhiều hơn khoảng 20% so với tập buổi sáng. Nên duy trì tần suất tập luyện 3-5 lần/tuần. Lưu ý khi đi bộ thể dục nên bước những sải chân lớn và cánh tay đánh mạnh, gót chân phải chạm đất. Thông thường, đối với những người không mắc bệnh đặc biệt việc  duy trì đi bộ trong 30 phút mỗi ngày sau 3 tháng có thể đạt được hiệu quả đốt cháy mỡ thừa trong gan.

Lưu ý để kết quả đi bộ vào buổi tối đạt kết quả tốt nhất có thể uống nước trái cây, chuối, lê, đu đủ…giúp cơ thể bổ sung protein và đường. Tuy nhiên cần nhai từ từ khi ăn để đáp ứng nhu cầu no của não và chỉ uống 1 đến 2 cốc nước lọc giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm cảm giác đói. Những thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng gan nhiễm mỡ như nội tạng động vật gồm phổi, gan chứa nhiều chất béo và cholesterol, các loại hải sản như tôm, cua chứa chất béo và cholesterol không nên ăn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên uống loại sữa nào?

Người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 nên uống loại đồ uống nào

4 môn thể thao giảm mỡ gan cực hiệu quả

Bật mí 3 loại nước cực hiệu quả hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook