Đậu phụ chứa ít chất béo, giàu protein cùng nhiều khoáng chất có lợi nên giúp ngăn ngừa bệnh tật, cải thiện sức khỏe xương khớp, giảm cholesterol xấu nhưng khi ăn cần tránh mắc phải 3 sai lầm dưới đây để tránh gây hại cho sức khỏe.
Đây là một trong những thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Nhờ chứa hàm lượng protein cao cùng nhiều các khoáng chất, nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, magie, hàm lượng calo thấp nên khi ăn đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật như bệnh tim mạch, giảm cholesterol xấu, cải thiện sức khỏe xương,… Tuy nhiên, khi ăn đừng mắc 3 sai lầm sau để tránh gây hại cho sức khỏe.
Không nên nấu đậu phụ quá chín
Nếu ăn các loại đậu phụ nấu trong thời gian dài như như súp đậu phụ, lẩu đậu phụ, đậu phụ hầm sẽ khiến chúng bị mất đi các chất dinh dưỡng, giảm hương vị khi ăn sẽ không có lợi cho sức khỏe. Bởi nếu nấu quá chín, nấu trên nhiệt độ cao trong thời gian dài các thành phần có lợi của isoflavone đậu nành sẽ bị phá hủy từ đó tác dụng sẽ giảm đi đáng kể.
Không phải ai cũng nên ăn
Dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn. Đây là thực phẩm rất giàu protein nên khi ăn dễ làm tăng gánh nặng quá mức cho đường tiêu hóa, ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Do có chứa hàm lượng phytoestrogen cao nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng hormone trong cơ thể.

Để đảm bảo an toàn, những người khỏe mạnh không nên ăn quá nhiều, trung bình mỗi tuần chỉ nên ăn nhiều nhất 2 lần/ tuần, mỗi lần ăn nên ăn khoảng 100 gam. Những người đang có vấn đề về tiêu hóa, đường tiêu hóa kém nên tránh ăn vào bữa tối hay những người bị thận không nên ăn quá nhiều bởi hàm lượng oxalate trong thực phẩm này có thể tăng gánh nặng cho thận, thúc đẩy hình thành sỏi thận.
Ngoài ra, những người bị xơ vữa động mạch nên hạn chế ăn bởi chúng chứa lượng lớn hợp chất methionine, dưới tác động của enzyme có thể được chuyển hóa thành cysteine dễ khiến tế bào nội mô trong thành động mạch bị tổn thương, từ đó khiến tình trạng xơ vữa tăng lên, gây các biến chứng tim mạch nghiêm trọng.
Không kết hợp đậu phụ “bừa bãi”
Đậu phụ kỵ với một số loại thực phẩm và gia vị như thịt dê, cải bó xôi (rau bina), hành tây, sữa bò, măng, mật ong, quả hồng, hành lá… khi kết hợp sẽ gây ra những phản ứng nguy hiểm cho sức khỏe.
+ Kết hợp mật ong các thành phần hóa học có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn do sự tương tác giữa các enzyme và protein ở 2 thực phẩm này.
+ Kết hợp cải bó xôi có thể gây sỏi thận, giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Do cải bó xôi chứa axit oxalic khi kết hợp với canxi trong đậu phụ có thể tạo thành oxalate canxi, đây là hợp chất khó tan nên có thể gây sỏi thận.
+ Hành tây có thể làm mất giá trị dinh dưỡng của đậu phụ, cơ thể gặp tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi ăn cùng nhau.
+ Sữa bò khi kết hợp với đậu phụ có thể gây tình trạng đầy hơi, khó tiêu
+ Thịt dê có tính nóng trong khi đó đậu phụ có tính hàn khi kết hợp với nhau sẽ gây mất cân bằng nhiệt trong cơ thể, dẫn đến tình trạng khó tiêu, gặp các vấn đề tiêu hóa khác.
+ Bên trong quả hồng có chứa tannin khi kết hợp với protein trong đậu phụ có thể tạo thành hợp chất khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn,…
Khi cũng không nên thêm quá nhiều gia vị hay chọn các loại đậu phụ chế biến sẵn có chứa nhiều muối và chất phụ gia để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Do đó khi ăn chỉ nên duy trì lượng ăn hợp lý để giúp cơ thể hấp thụ tối đa dinh dưỡng có trong đậu phụ mà không gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, trong quá trình chế biến hạn chế dùng muối, nước tương, các loại gia vị chứa nhiều chất phụ gia. Tránh kết hợp với thịt dê, cải bó xôi, mật ong thay vào đó nên kết hợp với các loại rau củ, nấm, các loại thực phẩm trng tính để đảm bảo bữa ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, khi chọn để chế biến nên chọn các loại đậu phụ còn tươi, không chứa chất bảo quản, không chứa hàn the, không chứa chất phụ gia, rõ nguồn gốc xuất xứ, còn hạn sử dụng để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Vì sao không nên nấu đậu phụ cùng với rau chân vịt dù rất ngon
Ăn đậu phụ thường xuyên lợi bất cập hại
Thực phẩm chứa nhiều estrogen rất tốt cho phụ nữ
Dấu hiệu cơ thể cảnh báo đang nạp quá nhiều protein
Vì sao mùi vị của Chao (đậu phụ nhự) lại thơm ngon hơn đậu phụ?
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.