Thứ Sáu, 21/09/2018 | 23:24

Rau chân vịt và đậu phụ là một món ăn truyền thống với rất nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng tại sao chúng không nên kết hợp với nhau?

Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ

Đậu phụ có chất chống ôxy hóa

Vì trong đậu có selen, chúng chống lại sự sản sinh các gốc tự do nên chống lại sự ôxy hóa một cách hiệu quả. Vì thế đậu còn có tác dụng làm đẹp.

Đậu phụ được coi là hormone nữ tự nhiên

Vì trong đậu giàu isflavones, một chất hoạt động tương tự estrogen. Vì thế nó giúp duy trì sự cân bằng estrogen khi phụ nữ vào tuổi mãn kinh. Đồng thời, đậu còn giúp phụ nữ tái hấp thụ xương nên giảm triệu chứng loãng xương.

Mỗi ngày con người cần khoảng 50mg isoflavones, tương đương 30g đậu hạt, 1 ly sữa đậu, 1/2 miếng đậu phụ bình thường.

Đậu phụ giàu protein

Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ chủ yếu là protein, chính vì thế chúng được ví như thịt không xương. Đậu phụ cũng như các sản phẩm của đậu nành còn có nhiều acid amin cần thiết. Cơ thể người chỉ tự sản xuất được 14 trong số 22 loại axit amin cần thiết, còn lại phải bổ trợ qua thực phẩm. Trong khi đó đậu có đủ cả 8 loại axit cần bổ trợ đó.

Đậu phụ có nhiều cholesterol tốt

Đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học Liên Xô đã thấy đậu nành làm giảm cholesterol ở vật nuôi. Tương tự, khảo sát trên người cho thấy chúng cũng giúp giảm lượng cholesterol tới 30%, giảm xu hướng tiểu cầu hình thành cục máu đông, giảm LDL (loại cholesterol xấu).

Chính vì vậy, đậu phụ rất tốt cho bệnh nhân có vấn đề tim mạch. Thế nên Cơ Quan Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ đã chấp thuận cho các nhà chế biến được giới thiệu là các sản phẩm này có giá trị trong việc làm giảm nguy cơ gây ra bệnh tim mạch và duy trì sức khỏe con người.

Giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt

Theo kết quả phân tích, rau chân vịt chứa hàm lượng phong phú sắt, vitamin A, C, E, vi tamin K và canxi. Bên cạn đó còn có hàm lượng arotenoid có có khả năng chống oxy hóa rất mạnh, giúp khống chế được các tế bào ác tính trong cơ thể.

Không chỉ vậy một hoạt chất steroid được tìm thấy trong rau chân vịt còn có tác dụng thúc đẩy sự sản xuất protein tự nhiên trong cơ thể lên tới 20% rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra rau chân việt còn có những lợi ích khác cho sức khỏe như: Phòng chồng ung thu; tốt cho thị lực; giúp cho xương chắc khỏe; tốt cho tim mạch; điều trị thiếu máu; làm đẹp da…

Đậu phụ và rau chân vịt nhiều giá trị dinh dưỡng là vậy nhưng khi kết hợp đậu phụ nấu cùng rau chân vịt thì giữa chúng sẽ sinh ra một số phản ứng hóa học, không lợi cho sự hấp thụ thức ăn. Vốn dĩ đậu phụ do sữa đậu tương cho thêm thạch cao hay nước ót mà thành. Trong nước ót có clorit magie (MgCl2-6H2O), trong thạch cao có sunfat canxi (CaSO4). Rau chân vịt có chứa rất nhiều axit oxalic mà oxalic lại không phải là chất dinh dưỡng cơ thể ta cần. Axit oxalic gặp clorit magie hoặc sunfat cansi trong đậu phụ sẽ kết hợp thành oxalat magie và oxalat canxi lắng đọng màu trắng. Vì canxi là chất rất cần cho cơ thể ta, nên nếu nó kết đọng thành chất không tan thì cơ thể không hấp thụ được. Do đó không nên nấu rau chân vịt cùng vớị đậu phụ là hay nhất.

Thế nhưng, ngoài canxi ra, đậu phụ còn chứa rất nhiều protein, rau chân vịt chứa nhiều vitamin A và vitamin C hơn các loại rau khác. Cho nên, nấu đậu phụ cùng với rau chân , vịt tuy có làm mất đi một số canxi trong đậu phụ nhưng món ăn này vẫn có rất nhiều chất dinh dưỡng.

Nếu ta biết cách chế biến sẽ khá hơn. Chẳng hạn, dùng nhiều nước để luộc trước rau chân vịt khoảng 2-3 phút làm cho axit oxalic trong rau bị phân giải hết. Sau đó vớt ra rồi mới nấu cùng đậu phụ. Làm như vậy thành phần canxi trong đậu đỡ mất đi. Nhưng khi luộc rau chân vịt thì cũng làm mất đi một phần vitamin C và muối vô cơ chứa trong nó.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook