Thứ Hai, 09/04/2018 | 15:57

Đối với các công dân thành phố nguy cơ phải sử dụng nước ô nhiễm sẽ ít hơn bà con nông thôn khi nước để xử dụng được lấy lên từ giếng khoan.

Dưới đây là một số chất nguy hiểm có trong nước và các dấu hiệu nhận biết nguồn nước ô nhiễm để bà con lưu ý xử lý

Các hóa chất thường gặp trong nước như sắt, chì, măng gan, asen, thủy ngân, nitrit, nitrat, amoni, hóa chất bảo vệ thực vật, các sản phẩm dầu, mỡ và các hóa chất dùng trong công nghiệp… Nếu hàm lượng của các chất này trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây hại đối với sức khỏe như ngộ độc kim loại nặng (asen, thủy ngân, chì, hóa chất bảo vệ thực vật). Nếu hàm lượng hóa chất thấp hơn, có thể chưa ảnh hưởng ngay đến sức khỏe, nhưng các hóa chất có khả năng tích tụ trong các mô của cơ thể, về lâu dài có thể gây nên các bệnh nhiễm độc mãn tính hoặc ung thư.

Dấu hiệu nước ô nhiễm cần được xử lý
Dấu hiệu nước ô nhiễm cần được xử lý

Việc sử dụng nước bị nhiễm bẩn các yếu tố vi sinh vật cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh hoặc các vụ dịch đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Nước cũng như thực phẩm rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn E. Coli, Salmonella gây bệnh tiêu chảy, phẩy khuẩn tả gây bệnh tả… Nhiều người dùng chung một nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh có thể gây bùng phát các vụ dịch trong cộng đồng và nếu phân hoặc chất thải của những người này không được quản lý tốt, gây ô nhiễm môi trường thì dịch bệnh lại càng có nguy cơ lan rộng hơn.

Dấu hiệu về nguồn nước ô nhiễm:

– Nước đục:

Nước có chứa nhiều các tạp chất lơ lửng, các loại hợp chất hữu cơ, đấy, cát, cặn có kích thước lớn

– Nước nhiễm sắt, phèn:

Nước có mùi tanh, màu vàng đậm,để vài tiếng có cặn màu nâu đỏ, có váng vàng, các vật dụng trong gia đình bằng sành sứ nhanh bị hoen ố, các vật dụng bằng kim loại như van, vòi khóa, dao… nhanh bị sét rỉ……………

– Nước nhiễm Mangan:

Các vật dụng trong gia đình có hiện tượng bám cặn màu đen, đặc biệt là các thiết bị bằng sành sứ như bồn cầu, bồn tắm, bình nóng lạnh… mặt nước có váng đen, bám chặt vào dụng cụ đựng nước, khi nấu ăn, thức ăn lâu chín hơn.

– Nước cứng:

Nước có váng trên bề mặt và hiện tượng cặn trắng, đặc biệt là khi đun nước, hiện tượng cặn trắng xuất hiện nhiều ở đáy ấm. Các thiết bị trong gia đình như vòi hoa sen, bình tắm nóng lạnh có các mảng bám trắng

– Nước nhiễm amoni:

Nước có màu ánh vàng, nước trong, không đóng cặn, càng để lâu cả trong bóng tối và trong nắng đề vàng hơn, mùi nồng, thịt luộc bằng nước nhiễm amoni có màu hồng, đỏ.

– Nước nhiễm Nitrit:

Thịt luộc bằng nước nhiễm Nitrit có màu hồng, đỏ do nitrit ức chế khả năng chuyển hóa hồng cầu

– Nước nhiễm clo:

Khi lượng clo dư lớn hơn tiêu chuẩn cho phép bạn xả nước từ vòi ra  sẽ ngửi thấy mùi clo rất sốc ( giống như mùi thuốc tẩy)

– Nước bị nhiễm H2S:

Nước có mùi trứng thối, thường gặp ở nước ngầm

Dấu hiệu nước ô nhiễm cần được xử lý

Bài liên quan:Tầm quan trọng của nước đối với các tế bào và những dấu hiệu nhận biết nước ô nhiễm

Yhocvn.net

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook