Nước là chất quan trọng để sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Uống không đủ nước sẽ làm suy giảm chức năng thận, thận không đảm đương được nhiệm vụ của mình. Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các hệ thống trong cơ thể, kết quả là trong cơ thể tích lũy nhiều chất độc hại. Những người thường xuyên uống không đủ tóc dễ gãy rụng, nước da thường khô, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật.
Cấu trúc và đặc tính hóa – lý của nước
Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử Hidro kết với với một nguyên tử oxi bằng liên kết cộng hóa trị. Nước là một thành phần chiếm tỷ lệ lớn trong tế bào, khi thiếu nước không thể tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống của tế bào. Do vậy vai trò của nước trong tế bào là rất quan trọng.
Cấu trúc phân tử nước
Vai trò của nước trong tế bào
Nước là thành phần bắt buộc, chủ yếu trong mọi cơ thể sống và tế bào. Nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào. Nước là môi trường khuếch tán, là dung môi, môi trường phản ứng chủ yếu của các thành phần hóa học trong tế bào. Nước còn là chất quan trọng để sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể.
Tầm quan trọng của nước đối với các tế bào cơ thể
Do có khả năng tản nhiệt, dẫn nhiệt, bốc hơi tốt nên nước giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong cơ thể và tế bào. Và nước liên kết có tác dụng bảo vệ các cấu trúc của tế bào trong cơ thể.
Do phân tử nước có tính phân cực nên nước có đặc tính hóa – lý đặc biệt khiến cho nó giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự sống, các phân tử nước trong tế bào tồn tại dưới dạng tự do nên nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
Cơ thể chúng ta không thể thiếu nước, việc uống 8-10 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp các tế bào trong cơ thể luôn khỏe mạnh. Chúng ta có thể vẫn duy trì sự sống nếu nhịn ăn trong vòng 2 tháng tuy nhiên không thể tồn tại nếu mất nước 3-4 ngày. Khi cơ thể mất đi 2% lượng nước thì các tế bào sẽ bị ảnh hưởng đến 20%. Và khi bạn ngưng cung cấp 4% lượng nước cho cơ thể tế bào mất đi 40% lượng nước trong nó cần có thì bạn đang tự đầu độc chính mình.
Tuy nhiên việc uống nước cũng cần chọn đúng thời điểm, đúng lúc và uống đúng lượng. Nếu uống quá nhiều thận hoạt động kém hiệu quả trong một thời gian dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Đối với những người bị bệnh thận và bệnh tim mạch cần theo dõi lượng nước thải ra để bổ sung vào. Không nên tùy tiện uống như người bình thường.
Lưu ý cách uống nước tốt nhất
– Trước khi đi ngủ khoảng 1h và ngay sau khi thức dậy để làm sạch dạ dày, kích thích tiêu hóa
– Luôn luôn mang nước bên mình để bổ sung liên tục không cần chờ khát vì khi bạn khát có nghĩa là cơ thể bạn đã thiếu nước nghiêm trọng.
– Ngoài ra nếu nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của bạn không đảm bảo về chất lượng vệ sinh thì hãy mua ngay cho gia đình một chiếc máy lọc nước tốt nhất nhé.
Dấu hiệu về nguồn nước ô nhiễm:
– Nước đục:
Nước có chứa nhiều các tạp chất lơ lửng, các loại hợp chất hữu cơ, đấy, cát, cặn có kích thước lớn
– Nước nhiễm sắt, phèn:
Nước có mùi tanh, màu vàng đậm,để vài tiếng có cặn màu nâu đỏ, có váng vàng, các vật dụng trong gia đình bằng sành sứ nhanh bị hoen ố, các vật dụng bằng kim loại như van, vòi khóa, dao… nhanh bị sét rỉ……………
– Nước nhiễm Mangan:
Các vật dụng trong gia đình có hiện tượng bám cặn màu đen, đặc biệt là các thiết bị bằng sành sứ như bồn cầu, bồn tắm, bình nóng lạnh… mặt nước có váng đen, bám chặt vào dụng cụ đựng nước, khi nấu ăn, thức ăn lâu chín hơn.
– Nước cứng:
Nước có váng trên bề mặt và hiện tượng cặn trắng, đặc biệt là khi đun nước, hiện tượng cặn trắng xuất hiện nhiều ở đáy ấm. Các thiết bị trong gia đình như vòi hoa sen, bình tắm nóng lạnh có các mảng bám trắng
– Nước nhiễm amoni:
Nước có màu ánh vàng, nước trong, không đóng cặn, càng để lâu cả trong bóng tối và trong nắng đề vàng hơn, mùi nồng, thịt luộc bằng nước nhiễm amoni có màu hồng, đỏ.
– Nước nhiễm Nitrit:
Thịt luộc bằng nước nhiễm Nitrit có màu hồng, đỏ do nitrit ức chế khả năng chuyển hóa hồng cầu
– Nước nhiễm clo:
Khi lượng clo dư lớn hơn tiêu chuẩn cho phép bạn xả nước từ vòi ra sẽ ngửi thấy mùi clo rất sốc ( giống như mùi thuốc tẩy)
– Nước bị nhiễm H2S:
Nước có mùi trứng thối, thường gặp ở nước ngầm
Tầm quan trọng của nước đối với các tế bào và những dấu hiệu nhận biết nước ô nhiễm
Yhocnv.net
Chưa có bình luận.