Thứ Tư, 21/06/2023 | 16:19

Thuật ngữ chứng khó tiêu hay còn được gọi là tiêu hóa kém xảy ra khá phổ biến. Cứ 10 người thì có đến 6 người gặp tình trạng này. Bệnh này thường ảnh hưởng ở người trẻ tuổi hơn ở người già và phụ nữ thường gặp chứng khó tiêu hơn nam giới. Chứng khó tiêu là một thuật ngữ mô tả tập hợp của các triệu chứng xảy ra trên thực quản, dạ dày và tá tràng. Trong đó, chứng khó tiêu không loét hay khó tiêu chức năng là chẩn đoán được đưa ra khi bệnh nhân có các triệu chứng khó tiêu mà không tìm thấy nguyên nhân thực thể cụ thể.

Khó tiêu là gì?

Chứng khó tiêu chức năng (khó tiêu không loét) là những cảm giác đau, khó chịu sau ăn, rõ ràng hay đôi khi cũng không rõ ràng xảy ra ở vùng bụng trên với mức độ từ nhẹ đến nặng. Người bệnh đến khám mô tả những cảm giác khó chịu như buồn nôn, nôn ói, nóng rát, ợ hơi, đầy hơi và cảm thấy no sớm ngay đầu bữa ăn hay khó chịu sau bữa ăn.

Đặc điểm chung của các triệu chứng khó tiêu này là thường xuyên đến và đi, có lúc nhiều ngày liên tục hay thỉnh thoảng mới xảy ra một đợt. Trong đó, biểu hiện sẽ tồi tệ hơn sau khi ăn một bữa ăn no, nhiều dinh dưỡng, quá nhiều dầu mỡ, ăn quá nhanh hay ăn ngay trước khi đi ngủ, hoặc người bệnh đang có những căng thẳng, rối loạn tâm lý. Đó có thể chỉ là quá trình tiêu hóa đang bất ổn

Nhưng đôi lúc, người bệnh cảm giác cơn đau xuất phát từ vùng bụng trên, lan lên đến giữa ngực, vùng phía sau xương ức, vào cổ hoặc qua lưng, rất dễ nhầm lẫn với các cơn đau do tim mạch nguy hiểm, đòi hỏi người bệnh phải nhập viện để được can thiệp. Lúc này cơ thể có thể có nhưng vấn đề nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa (GI) cần phải được điều trị ngay lập tức

Khó tiêu cảm thấy như thế nào?

Chứng khó tiêu có thể liên quan đến một số triệu chứng khác nhau liên quan đến đau bụng hoặc khó chịu: đầy hơi, nóng rát, buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, trào ngược axit…. ở các mức độ cũng khác nhau. Các triệu chứng khó tiêu luôn xảy ra sau khi ăn, khi dạ dày đang tiêu hóa bao gồm:

Đau thượng vị: vùng thượng vị là vùng bụng trên.

Cảm giác bỏng rát: Nóng rát có thể do axit dạ dày và enzym trong đường tiêu hóa hoặc do viêm nhiễm.

Cảm giác no sớm hoặc kéo dài. Cảm giác no ngay sau khi ăn hoặc đầy rất lâu sau đó

Những triệu chứng này có thể trùng lặp với chứng khó tiêu, nhưng chúng cũng có thể xảy ra riêng biệt với chứng khó tiêu.

Lưu ý: Đôi khi cơn đau tim có thể giả dạng là chứng khó tiêu. Cần có can thiệp y tế ngay nếu chứng khó tiêu đi kèm với đổ mồ hôi, khó thở hoặc cảm giác căng, tức ở vùng bụng trên.

Khó tiêu kéo dài bao lâu?

Chứng khó tiêu có thể xảy ra trong vài phút đến vài giờ sau khi ăn. Phải mất 3-5 giờ để dạ dày tiêu hóa một bữa ăn trước khi chuyển nó xuống ruột. Trong thời gian đó, tuyến tụy và túi mật sẽ gửi dịch mật và enzym đến dạ dày giúp tiêu hóa. Đây là những cơ quan ở vùng thượng vị (bụng trên ở giữa), nơi xảy ra các triệu chứng khó tiêu.

Nguyên nhân chứng khó tiêu

– Do thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, ăn quá cay hoặc quá nhiều chất béo. Nguyên nhân này được giải thích là bạn đang bắt hệ tiêu hóa phải hoạt động hết công suất để tiêu thụ hết một khối lượng thức ăn lớn, dạ dày đang căng ra, túi mật và tuyến tụy đang co lại, và tất cả chúng đều đang tiết ra dịch tiêu hóa mạnh để có thể gây kích ứng các mô hoạt động.

– Do các tác nhân gây hại bên ngoài: Hút thuốc, uống quá nhiều rượu, do lạm dụng thuốc (đặc biệt là các loại thuốc chống viêm như aspirin và ibuprofen).

– Do mắc các chứng bệnh về tiêu hoá: Bệnh trào ngược axit (còn gọi là GERD), ung thư dạ dày, tuyến tụy hoặc ống mật bất thường, loét dạ dày tá tràng (loét ở niêm mạc dạ dày và thực quản do vi khuẩn H. pylori), Hội chứng ruột kích thích (IBS): co thắt bất thường của đại tràng.

– Thói quen đi nằm ngay sau khi ăn

– Căng thẳng và lo lắng. Đường tiêu hóa được kết nối mật thiết với não thông qua các dây thần kinh do vậy căng thẳng lo lắng sẽ gây ra các vấn đề cho đường tiêu hóa

Đôi khi, không thể xác định nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu. Điều này được gọi là rối loạn tiêu hóa chức năng. Chức năng rối loạn tiêu hóa (GI) có thể được gây ra bởi sự vận động cơ bất thường của các cơ dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Khi gặp các triệu chứng sau người bệnh nên liên hệ bác sĩ ngay vì chứng khó tiêu lúc này có thể liên quan đến căn bệnh tiềm ẩn khác.

Giảm cân không rõ nguyên nhân;

Tức ngực;

Khó thở;

Nôn mửa nghiêm trọng hoặc có máu trong chất nôn;

Khó nuốt;

Vàng da vàng mắt;

Ợ nóng.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mỗi người phản ứng rất khác nhau. Hãy thảo luận với bác sĩ về tình trạng bệnh để tìm ra giải pháp điều trị tối ưu nhất.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ

Táo bón: nhận biết, nguyên nhân, điều trị, phòng bệnh

Khắc phục chứng táo bón khi dùng thuốc trị bệnh dạ dày?

Táo bón, tiêu chảy và bệnh xen kẽ táo bón tiêu chảy

Những điều cần tránh khi ăn mồng tơi tránh ảnh hưởng sức khỏe

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook