Tiểu cầu không chỉ có vai trò quan trọng trong việc đông máu, vận chuyển serotonin mà tiểu cầu còn có chức năng điều chỉnh tâm trạng, cảm giác ăn ngon, ngủ ngon. Ý nghĩa của các chỉ số tiểu cầu nói nên điều gì?
Tiểu cầu tham gia và đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp hình thành các cục máu đông và bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu. Tiểu cầu chỉ chiếm 0,5% lượng máu cơ thể người, hình dạng của tiểu cầu rất nhỏ, là loại nhỏ nhất trong các tế bào máu. Trong 1 mm3 máu có 100.000 đến 300.000 tiểu cầu.
Chức năng đông máu của tiểu cầu
Khi có vết thương, vết rách gây chảy máu, các tế bào tiểu cầu gần đó sẽ nhận được tín hiệu để vây đến vết thương. Tại đây các tế bào tiểu cầu sẽ tiếp tục giải phóng các hoạt chất báo hiệu cho các tế bào tiểu cầu khác kéo đến, kết dính và kích hoạt các yếu tố đông máu khác, tạo ra các cục máu đông tại vị trí tổn thương, ngăn cản quá trình rò rỉ và chảy máu.
Do vậy, nếu cơ thể thiếu tiểu cầu, quá trình đông máu sẽ không thể diễn ra bình thường, làm kéo dài thời gian đông máu, thậm chí gây chảy máu khó cầm. Nếu không có đủ tiểu cầu để cầm máu, cơ thể sẽ xuất hiện những vết bầm tím do máu rò ra ngoài lòng mạch và được gọi là hiện tượng xuất huyết. Thiếu tiểu cầu có thể gây ra rất nhiều bệnh lý chảy máu rất khác nhau : xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết nội sọ…
Chức năng cầm máu của tiểu cầu phụ thuộc vào cả số lượng và chức năng của tiểu cầu. Trên thực tế, các bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu thường là hệ quả của sự phối hợp phức tạp giữa sự giảm cả số lượng và chức năng của tiểu cầu.
Do vậy, trong các liệu pháp điều trị giảm tiểu cầu mới không chỉ cần chú trọng nâng cao số lượng tiểu cầu mà viêc hỗ trợ tăng cường chức năng tiểu cầu cũng cần hết sức quan tâm.
Chức năng điều chỉnh tâm trạng, cảm giác ăn ngon, ngủ ngon
Ngoài có vai trò quan trọng trong việc đông máu, tiểu cầu còn giúp vận chuyện serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh liên quan tới nhiều quá trình sinh lý trong cơ thể như : giấc ngủ, cảm giác thèm ăn hay điều chỉnh tâm trạng.
Chức năng miễn dịch
Không những vậy, tiểu cầu còn giữ vai trò miễn dịch. Chúng có thể kiểm soát quá trình viêm, điều chỉnh hệ miễn dịch bẩm sinh. Tiểu cầu có thể tương tác trực tiếp với các vi sinh vật như vi khuẩn bởi, chúng là những thành phần đầu tiên xuất hiện khi có vết thương và đóng vai trò chỉ huy hoạt động của các yếu tố còn lại tại vết thương, nhờ việc giải phóng các hoạt chất hay truyền đi các tín hiệu báo động. Tiểu cầu tương tác với vi khuẩn trực tiếp hoặc thông qua các protein. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, tiểu cầu có khoảng 5.000 loại protein, tham gia vào hơn 13.500 phản ứng khác nhau và chứa gần 1.000 đích tác dụng của các loại thuốc.
Ý nghĩa các chỉ số tiểu cầu
– Chỉ số tiểu cầu bình thường trong cơ thể ở mức 150.000 – 450.000/ ml máu.
– Số lượng tiểu cầu ≥ 450 G/L hằng định kéo dài được xác định là tăng tiểu
– Dưới chỉ số này được xác định là giảm tiểu cầu.
Giảm tiểu cầu trong máu gây ra:
– Rối loạn khả năng đông máu
– Hệ miễn dịch suy giảm
– Khi chỉ số tiểu cầu quá thấp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Tăng tiểu cầu gây ra:
– Chảy máu ít gặp;
– Khi số lượng tiểu cầu tăng trên 1.000 G/L thì tỷ lệ biến chứng chảy máu tăng lên: chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hoá, chảy máu sau phẫu thuật;
+ Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt,
+ Cảm thấy đau, tức ngực, khó thở thường xuyên,
+ Ngất xỉu đột ngột và tái diễn nhiều lần,
+ Tầm nhìn bị hạn chế trong một khoảng thời gian, cảm thấy mắt kém
+ Hay có cảm giác tê ngứa lòng bàn tay, chân
Bài cùng chủ đề: Tiểu cầu: nguồn gốc, cấu trúc và cách đánh giá chức năng
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.