Thứ Tư, 31/07/2024 | 11:46

Những ca phẫu thuật ghép gan đã mang lại một cuộc sống mới cho vô số người bệnh đang phải vật lộn với các tình trạng bệnh gan nghiêm trọng. Tuy nhiên, hành trình phục hồi không dừng lại ở phòng phẫu thuật. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp sau khi ghép gan đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo kết quả thành công của cuộc phẫu thuật. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tầm quan trọng của thực phẩm đối với bệnh nhân ghép gan và hướng dẫn bệnh nhân những gì nên ăn và không nên ăn sau khi ghép gan, tập trung vào chất béo, protein, chất xơ, hàm lượng natri vừa phải và vitamin D.

Tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với bệnh nhân ghép gan:

Sau 1 ca phẫu thuật ghép gan, việc duy trì 1 nguồn thực phẩm lành mạnh là rất quan trọng. Bệnh nhân ghép gan phải duy trì thuốc ức chế miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại khiến họ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa hơn người bình thường. Do nên tuân theo 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý, theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng:

Chất béo

Nên: Chất béo lành mạnh rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Hãy chọn các nguồn chất béo thực vật như bơ, các loại hạt và dầu ô liu để tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ quá trình chữa lành.

Không nên: Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm mỡ động vật, chiên và đồ ăn nhanh có thể gây căng thẳng cho gan. Hạn chế lượng tiêu thụ để bảo vệ cơ quan mới của bệnh nhân.

Protein:

Nên: Các nguồn protein chất lượng cao như thịt nạc, cá, trứng và các lựa chọn có nguồn gốc thực vật như đậu phụ hỗ trợ phục hồi mô và chức năng miễn dịch.

Không nên: Ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt trâu, bò…) và thịt chế biến sẵn (thịt đóng hộp) có thể gây áp lực cho gan của bệnh nhân. Hãy tiêu thụ những thứ này ở mức độ vừa phải.

Chất xơ:

Nên: Thực phẩm giàu chất xơ lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ hỗ trợ tiêu hóa và duy trì nhu động ruột đều đặn, điều này rất quan trọng sau phẫu thuật.

Không nên: Thực phẩm giàu chất xơ gây đầy hơi hoặc chướng bụng (bông cải xanh, hành, tỏi…) nên được tiêu thụ thận trọng để tránh khó chịu.

Hàm lượng natri vừa phải:

Nên: Chọn các lựa chọn thay thế ít natri và nêm các bữa ăn của bệnh nhân bằng thảo mộc và gia vị thay vì muối. Điều này giúp kiểm soát huyết áp và giảm tình trạng giữ nước (phù).

Không nên: Thực phẩm ăn liền (đồ ăn nhanh, snack, đồ uống có ga, nước ngọt…) và nhiều muối có thể làm tăng lượng natri bệnh nhân nạp vào cơ thể, có thể dẫn đến các biến chứng.

Vitamin D:

Nên: Vitamin D đầy đủ rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và sức khỏe tổng thể. Bao gồm các loại thực phẩm như các sản phẩm từ sữa tăng cường và dầu cá (OMEGA 3, DHA) trong chế độ ăn uống của bệnh nhân.

Không nên: Thiếu hụt vitamin D có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.

Cuối cùng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định xem có cần bổ sung hay không.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những loại quả có vị rất chua nhưng lại cực tốt cho sức khỏe

Ghép gan: Các biện pháp giúp hồi phục hiệu quả sau phẫu thuật

Ghép gan: những điều cần biết

Xơ gan cổ chướng: biểu hiện, cách chăm sóc trong từng giai đoạn bệnh

Hôn mê gan

Yhocvn.net (Lược dịch theo livertransplant.org)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook