Thứ Tư, 27/09/2023 | 17:07

Chế độ ăn cho bệnh nhân đậu mùa khỉ và giải pháp phòng bệnh

Ngược dòng thời gian trở về cuối thập niên 50, virus đậu mùa khỉ lần đầu tiên xuất hiện ở một đàn khỉ vào năm 1958 sau đó đến năm 1970 thế giới ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại châu Phi và bùng phát thành dịch. Theo WHO, đậu mùa khỉ trở thành căn bệnh đặc thù tại nhiều quốc gia châu Phi, hiếm khi xuất hiện ở châu Âu, châu Mỹ. Đối tượng mắc bệnh ở các độ tuổi khác nhau.

Trong các báo cáo y khoa, ba con đường lây lan chính của bệnh đậu mùa khỉ đó là lây từ người sang người, lây từ động vật nhiễm bệnh sang người và lây do tiếp xúc với các vật trung gian có chứa virus gây bệnh. Bệnh lây lan nhanh khi người lành tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể, vết loét hoặc vảy vết thương của người nhiễm bệnh…

Các triệu chứng thường thấy của bệnh đậu mùa khỉ gồm sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như: Bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Thống kê cho thấy bệnh nhân nhiễm bệnh đậu mùa sẽ khỏi trong khoảng 2 tuần và không để lại những di chứng về sức khỏe, tuy nhiên cũng có những trường hợp đột ngột chuyển nặng và gặp các biến chứng như nhiễm nhiễm trùng mắt, viêm phổi, nhiễm trùng da… thậm chí tử vong. Do đó khi mắc bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần đi khám sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Chế độ ăn cho bệnh nhân đậu mùa khỉ và giải pháp phòng bệnh
Chế độ ăn cho bệnh nhân đậu mùa khỉ và giải pháp phòng bệnh

Hiện chưa có phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ cụ thể. Tuy nhiên, một số thuốc trị bệnh đậu mùa có thể được cân nhắc sử dụng như thuốc điều trị đậu mùa khỉ trong các trường hợp cụ thể kết hợp với chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp cho người bị đậu mùa khỉ là sử dụng thực phẩm ít đạm, lành tính, thức ăn dưới dạng lỏng dễ tiêu hóa như các loại cháo đậu xanh, đậu đen, súp thịt nạc hạt sen…ăn kèm các loại rau ngót, rau dền, mùng tơi, mướp đắng, cải thảo, rau sam…Chú trọng các loại trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch như cam, bưởi, dưa hấu, nho, táo…

Giải pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ là giám sát, cách ly phòng ngừa lây nhiễm ra cộng đồng và chăm sóc hiệu quả, kịp thời cho người bệnh. Do đó những trường hợp bị bệnh hoặc triệu chứng nghi ngờ bệnh, từng phơi nhiễm với virus cần được cách ly càng sớm càng tốt để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.  Người mắc bệnh cần nghỉ ngơi tại nhà, tránh đến nơi công cộng, chế độ ăn riêng, dùng nhà vệ sinh riêng, che những tổn thương trên da, đeo khẩu trang y tế thường xuyên…

Lưu ý người khoẻ mạnh tuyệt đối không được dùng chung đồ với bệnh nhân, liên tục vệ sinh các vật dụng trong nhà, các bề mặt tiếp xúc như khoá cửa, mặt bàn… để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Đối với các bác sĩ sau khi thăm khám, tiếp xúc với người bệnh cần vệ sinh tay nhiều lần bằng dung dịch sát khuẩn.

Lời kết

Việt Nam đã ghi nhận 2 ca dương tính với virus đậu mùa khỉ tại Đồng Nai và Bình Dương trong đó 1 ca bệnh chưa xác định nguồn lây nhiễm do đó công tác khoanh vùng, xử lý liên quan đến các ca bệnh đang được các cơ quan chức năng tích cực triển khai, ngăn không để dịch lây lan.

Để phòng bệnh đậu mùa khỉ lây lan trong cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc gần với người mắc hoặc nghi mắc bệnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh…Thường xuyên đeo khẩu trang tại nơi đông người, hội họp, trên tàu xe, bệnh viện, nơi công cộng, thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn…Khi xuất hiện các triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu theo BYT

+ Có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ chưa? Hiệu quả của vắc xin thế nào?

+ Bệnh đậu mùa khỉ: các giai đoạn tiến triển, triệu chứng, biến chứng nguy hiểm

+ Phân biệt bệnh thủy đậu và đậu mùa

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook