Thứ Ba, 04/10/2016 | 12:30

Khu du lịch của vị Phó Công an huyện tại xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế chưa được cấp phép nhưng đã tiến hành xây dựng nhiều hạng mục hoành tráng và đã đi vào hoạt động.

Những ngày qua, người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế xôn xao về việc một khu rừng được giao cho nhiều hộ gia đình ở xã Hương Phong, huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) quản lý bỗng nhiên biến thành một khu du lịch của một vị phó công an tên Sinh đang công tác tại huyện này.

Theo sự chỉ dẫn của người dân, PV đi theo con đường bê tông vào đến khu rừng S8 cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng chừng 2km là một khu du lịch giống như một “thiên đường” và biển chỉ dẫn rõ ràng vào khu du lịch suối Cân Te.

  Cận cảnh khu du lịch không phép của Phó Công an huyện ở Huế     Bảng chỉ dẫn vào khu du lịch suối Cân Te  

Quan sát của PV cho thấy, khu du lịch rộng khoảng 3 – 4 hecta là rừng tái sinh thuộc tiểu khu 316. Tại đây, nhiều cây gỗ lớn lâu năm bị đốn hạ để phục vụ cho việc xây dựng các công trình của khu du lịch.

Điểm nhấn của khu du lịch này chính là dòng suối Cân Te thơ mộng, bên cạnh con suối là hàng chục chòi, lán được làm rất đẹp để phục vụ cho khách đến du lịch. 

Theo đó, là những tờ rơi quy định các mức giá cả cho các dịch vụ du lịch được niêm yết khắp nơi như ngồi nhà sàn 300 nghìn đồng, sạp lớn 100 nghìn đồng, sạp nhỏ 50 nghìn đồng; đậu xe ôtô 10 – 15 nghìn đồng, xe máy 5 nghìn đồng; câu cá thư giãn 10 nghìn đồng/giờ… Tuy nhiên, người dân ở đây cho biết con suối Cân Te là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hương Phong.

Tiếp tục đi tới, PV chứng kiến một con mương bao quanh một khu đất có tên là “đảo khỉ” và phát hiện 4 con khỉ (khá giống loài khỉ mặt đỏ, một trong những loài nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam – PV) được nuôi nhốt trong lồng sắt khá to.

Trao đổi với PV, đại diện lãnh đạo UBND xã Hương Phong cho biết, công trình khu du lịch nói trên thuộc sở hữu của ông Nguyễn Nam Sinh – Phó Trưởng công an huyện A Lưới. Đây là khu đất nằm trong khu vực đất rừng tái sinh, đất trống D2 (có một số cây sống lâu năm nằm rải rác và cần được bảo vệ – PV), được giao cho các hộ gia đình quản lý và bảo vệ từ nhiều năm nay.

Khu vực này xã chỉ mới có chủ trương làm du lịch chứ chưa có quy hoạch và quyết định cụ thể – Lãnh đạo UBND xã Hương Phong cho biết thêm. 

Khi trao đổi nhanh với PV, ông Nguyễn Nam Sinh đã phủ nhận việc cho xây dựng các công trình phục vụ du lịch trên khu đất này và cho biết, khu đất nói trên ông đang đợi cấp phép và chờ quyết định triển khai làm khu du lịch chứ chưa xây dựng gì và các cá thể khỉ đang được nuôi nhốt thì đã bàn giao cho Hạt Kiểm lâm A Lưới từ tháng 8/2016.

Một số hình ảnh về Khu du lịch không phép:

  Cận cảnh khu du lịch không phép của Phó Công an huyện ở Huế     Cận cảnh khu du lịch không phép của Phó Công an huyện ở Huế     Con đường dẫn vào khu du lịch suối Cân Te.      Cận cảnh khu du lịch không phép của Phó Công an huyện ở Huế     Cận cảnh khu du lịch không phép của Phó Công an huyện ở Huế     Cận cảnh khu du lịch không phép của Phó Công an huyện ở Huế     Một số hạng mục đã được xây dựng.     Cận cảnh khu du lịch không phép của Phó Công an huyện ở Huế     Cận cảnh khu du lịch không phép của Phó Công an huyện ở Huế      Bảng chỉ dẫn khu vực tắm và niêm yết giá các dịch vụ     Cận cảnh khu du lịch không phép của Phó Công an huyện ở Huế     Cận cảnh khu du lịch không phép của Phó Công an huyện ở Huế     Khu vực “đảo khỉ”.     Cận cảnh khu du lịch không phép của Phó Công an huyện ở Huế     Bốn cá thể khỉ đang bị nuôi nhốt lồng sắt.     Cận cảnh khu du lịch không phép của Phó Công an huyện ở Huế     Cận cảnh một cá thể khỉ mặt đỏ bị nhốt.  

Báo Tầm nhìn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong những bài viết tiếp theo. 

Hà Oai

 

Nguồn: Báo Tầm Nhìn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook