Đề phòng tai nạn cho trẻ nhỏ các bậc phụ huynh cần chú ý cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày chắc chắn sẽ giảm được tai nạn xảy ra đối với trẻ.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, tai nạn xảy ra đe dọa đến tính mạng con người nhiều gấp 3 lần so với những năm trước, đặc biệt là tai nạn ngay tại nhà đối với trẻ dưới 3 tuổi. Nhiều tai nạn đã cướp đi cuộc sống của trẻ hoặc để lại những di chứng nặng nề theo bé suốt đời. Có những tai nạn xảy ra thật vô tình mà chúng ta không thể lường hết được. Trường hợp sau đây là một minh chứng.
Chị H đang tắm cho đứa con gái lên hai tuổi thì dp thoại trong nhà đổ chuông liên hồi. Chị vội chạy vào nhà và để bé ở lại trong bồn tắm một mình. Trong khoảnh khắc đó bé đã gạt vòi nước đang ở chế độ lạnn sang chế độ nóng. Nhiệt độ nước nóng lúc ấy khoảng 80°c đã làm bé bị bỏng nặng. Sau một tháng nằm viện, sức khỏe cháu đã phục nhưng thương tật vẫn đeo đẳng trên cơ thể bé.
Các thầy thuốc khoa hồi sức cấp cứu Viện Nhi Trung ương cho biết: Tỷ lệ tử vong do tai nạn ở trẻ em hiện nay đứng thứ 3 sau các bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng. Từ năm 1996 đến nay, các bệnh viện ở Hà Nội đã phải cấp cứu gần 13.000 trường hợp trẻ bị tai nạn. Các tai nạn thường gặp là bỏng, ngã, ngộ độc thuốc, hít phải dị vật v.v… Theo thống kê của Khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, trung bình mỗi năm có đến hàng trăm trưòng hợp phải cấp cứu vì ngộ độc và có đến 40% sô’ trẻ này bị tử vong (chưa kể số trẻ bị tử vong ở nhà).
Các nhà tâm lý học phân tích rằng ở vào độ tuổi này trẻ em thường bắt chước những hành vi của người lớn. Người lớn thường sửa bếp điện, ổ điện, uống thuốc v.v… trước mặt bé. Vô tình một lúc nào đó, bé sẽ tìm thấy một cái dĩa hay cái que sắt trong rổ đồ chơi và tò mò bé chọc vào ổ điện gây tai nạn. Hoặc vô tình bé vớ lấy những hộp thuốc của người lớn và cho vào miệng uống. Có khi bé còn uống cả nước tẩy trang, cồn và thuốc nhuộm tóc… của mẹ v.v… Tai nạn cũng có thể xảy ra nếu bé cầm viên bi nhỏ vạ cho vào miệng nuốt hoặc bé dò dẫm ra hành lang mà không có rào cửa che chắn… Bếp ăn cũng là nơi thường xuyên xảy ra tai nạn nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Chúng có thể kéo khăn bàn ăn làm cho phích nước hoặc bát canh nóng đang đặt trên bàn ăn đổ xuống người…
Để phòng tránh tai nạn cho trẻ người lớn cần lưu ý
+ Không để trong tầm tay các vật gây bỏng như diêm đèn dầu, bàn là, nồi, phích nước nóng, ổ cắm điện dày điện.
+ Đối với trẻ lớn hơn không để cho trẻ làm các việc nguy hiểm như nấu bếp, cắm điện, cầm ly nước nóng.
+ Dạy cho trẻ biết cách tránh các vật gây bỏng hoặc nguy hiểm.
+ Tay cầm của chảo, nồi phải chắc chắn không lung lay. Không làm văng nước (hay thức ăn có nước) vào chảo dầu, mỡ đang nóng.
+ Cần tắt hẳn bếp khi nấu xong.
+ Các chất tẩy rửa, thuốc xịt côn trùng cần để xa tầm tay trẻ. Không để các dung dịch này vào các chai lọ dễ gây nhầm lẫn như chai nước lavie, coca v.v.
+ Thuốc cao đơn hoàn tán, thuốc nhỏ môi v.v… cần được bảo quản xa tầm tay của trẻ. Tốt nhất là để trên cao hoạc cho vào tủ khóa lại.
+ Đặc biệt ở nòng thôn các thuốc diệt chuột, hóa chất bảo vệ thực vật phải để vào nơi kín để cho trẻ không trông thấy, không lấy được.
+ Khi tắm cho bé phải thử độ ấm của nước. Khi pha nước tắm phải đổ nước lạnh vào trước, đổ nước nóng vào sau. Phải tuyệt đối cẩn thận với vòi nước nóng.
+ Đặc biệt không bao giờ để trẻ một mình trong bồn tắm, nhà tắm. Độ nước cao 50cm trong bồn tắm cũng đủ để làm trẻ ngột thở nếu chằng may bé ngã nằm xuống mà không ngồi hoặc đứng lên được.
Nghiên cứu mới nhất của các thầy thuốc chuyên khoa nhi cho thấy số trẻ bị tai nạn ở nhà nhiều hơn số trẻ bị tai nạn ở lớp. Những tai nạn đó một phần là do sự vô ý của người lớn trong gia đình. Vì vậy những người lớn trong gia đình phải chú ý cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày chắc chắn sẽ giảm được tai nạn xảy ra đối với trẻ.
Cách phòng tránh tai nạn thường gặp tại nhà cho trẻ nhỏ
Bài liên quan: Hướng dẫn cách sơ cứu trẻ bị hóc hạt nhãn, vải, chôm chôm
Yhocvn.net (Theo Unicef Việt Nam)
Chưa có bình luận.