Thứ Tư, 17/01/2024 | 16:36

Ngoài các bệnh về đường ruột, bệnh celiac còn có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như gan, tim, xương, thậm chí là hệ thống thần kinh. Do đó để chẩn đoán chính xác bệnh Celiac các bác sĩ sẽ tiến hành đồng loạt các xét nghiệm.

Chẩn đoán bệnh

1. Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm được thực hiện gồm: xét nghiệm chống tTG (anti-tissue transglutaminase); Xét nghiệm EMA (anti-endomysial antibodies); Xét nghiệm gliadin antibodies.

2. Sinh thiết đường ruột

Sinh thiết đường ruột có mục đích kiểm tra các biểu hiện cấu trúc đường ruột và xác định mức độ tổn thương. Biểu hiện của các biến đổi cấu trúc đường ruột có thể xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

3. Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm ổ bụng: Có thể được sử dụng để xem xét các biến đổi cấu trúc đường ruột.

Nội soi: Có thể được thực hiện để quan sát trực tiếp và lấy mẫu sinh thiết từ đường ruột.

4. Phương pháp điều trị bệnh Celiac

Tuân thủ chế độ ăn không gluten: Chế độ ăn không gluten là phương pháp điều trị chính cho bệnh celiac. Qua đó người bệnh cần tránh các thực phẩm chứa gluten như lúa, yến mạch, lúa mạch…

Thường xuyên theo dõi các triệu chứng: Đối với những người có triệu chứng tiêu chảy thường xuyên hoặc giảm cân các bác sĩ căn cứ tình hình thực tế để đưa ra các giải pháp điều trị kịp thời.

Theo dõi y tế định kỳ: Người bệnh được theo dõi thường xuyên về sự tiến triển của bệnh cũng như kiểm tra mức độ tuân thủ chế độ ăn không gluten.

Chăm sóc y tế tích cực: Những trường hợp tổn thương đường ruột nặng, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể về chế độ dinh dưỡng để bảo đảm sức khoẻ, sự an toàn cho người bệnh.

Hỗ trợ tâm lý: Các bác sĩ luôn hỗ trợ tâm lý bất kỳ lúc nào để bệnh nhân lạc quan vui vẻ.

Theo dõi sức khoẻ định kỳ: Kiểm tra định kỳ để đảm bảo việc duy trì chế độ ăn không gluten và sự tiến triển về sức khỏe. Người bệnh cần duy trì kiểm tra sức khoẻ thường xuyên 6 tháng/lần để đảm bảo bệnh luôn trong tầm kiểm soát.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các phương pháp chẩn đoán bệnh Celiac hiện nay

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Celiac đáng tin cậy, khi nào cần sàng lọc

Gluten là gì, có trong các sản phẩm nào

22 thực phẩm giàu chất xơ bạn nên ăn

Bí quyết cải thiện hệ tiêu hoá không cần dùng thuốc

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook