Thứ Ba, 27/09/2016 | 23:01

Nhiều quan niệm vẫn cho rằng cận thị, viễn thị hay loạn thị chỉ gây giảm thị lực chứ không có gì nguy hiểm đến sự sống của đôi mắt. Tuy nhiên, theo đánh giá của BS chuyên khoa, tật khúc xạ làm cho bệnh nhân có thể bị mù vĩnh viễn mà nguyên nhân là do không điều chỉnh đúng loại kính đeo mắt.

Bệnh nhân có thể bị mù mắt từ tật khúc xạMột ca phẫu thuật mắt đang được thực hiện trên xe lưu động của BV Mắt TW.Ảnh: I.T

Tật khúc xạ đang được trẻ hóa

Tật khúc xạ hiện nay không chỉ dành cho người lớn tuổi mà đang được trẻ hóa ở độ tuổi dưới 50. Hàng năm, số người bị giảm thị lực không hề giảm mà còn tăng thêm do bị cận thị, viễn thị và loạn thị, trong đó đáng lo ngại nhất là trẻ dưới 10 tuổi.

Mắt có tật khúc xạ là mắt có hệ thống quang học khuất triết không đúng, khiến các tia sáng không hội tụ trên võng mạc mà lại hội tụ ở trước hoặc sau võng mạc làm hình ảnh của vật mà ta nhìn thấy bị mờ đi. Một số người bị cận thị do chủ quan không đeo kính hoặc đeo kính không đúng độ nên đã bị khiếm thị dần mà không hay biết. Như trường hợp của anh Nguyễn Văn Trường, nguyên là học viên của Mái ấm Thiên Ân, Q.Tân Phú, TP.HCM. “Hồi nhỏ tôi có thói quen đọc sách để gần mắt, lâu ngày đưa ra xa không thấy chữ nên bị cận nặng”. Mặc dù đã được BS căn dặn và cho đeo kính cận từ năm học tiểu học, tuy nhiên do loại kính không phù hợp nên sau đó thị lực cứ yếu dần rồi cuối cùng anh bị mù hẳn.

Theo TS.BS Trần Thị Phương Thu thì bệnh nhân cần đến các trung tâm lớn có chỉ định của thầy thuốc, có uy tín để được khám, phát hiện đúng loại tật khúc xạ và cấp đơn kính đúng số.Không nên tự ý mua kính đeo khi có bệnh hoặc theo gợi ý của người kinh doanh.

Bị viễn thị nên anh Nguyễn Anh Tuấn – một học viên của Trường PT đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu không nhìn thấy vật ở gần. Cũng do đeo kính muộn nên sau khi vào học ĐH năm thứ nhất đã bị mù cả 2 mắt. Ngoài lý do di truyền vì có ông ngoại trước đây cũng bị mù, Tuấn cho rằng do ngồi học không đúng tư thế và không đủ ánh sáng, nhất là ban đêm nên chuyện nhìn không thấy gì của đôi mắt là điều khó tránh khỏi.

Không nên tự ý mua kính đeo khi có bệnh

Theo thống kê trên thế giới, trong số người bị mù mắt có hơn một nửa là do “cha truyền con nối”. Nguyên nhân của tật khúc xạcó thể do di truyền, bẩm sinh chiếm khoảng 60%. Số còn lại là do tác động của môi trường như thời gian và mức độ sử dụng mắt trong đó thói quen làm việc bằng mắt quá nhiều trên 8 tiếng đồng hồ trong ngày và quá lâu liên tục trên 2 giờ. Ngoài ra, nơi làm việc thiếu ánh sáng hoặc đèn quá mờ cũng làm cho mắt giảm tuổi thọ. Như vậy cường độ ánh sáng quá tối đã làm hỏng đôi mắt của chúng ta. Một số người nhìn vật quá gần như thói quen xem ti vi, bấm điện thoại, laptop, iPad quá sát màn hình cũng dễ làm cho mắt mỏi mệt. Những tai nạn gây chấn thương mắt như té xe, ngã trên cao xuống hay vật nhọn đâm vào mắt cũng làm cho thị lực xuống sức. Các bệnh nhân sau khi phẫu thuật mắt do tật khúc xạ cũng ảnh hưởng đến tầm nhìn của đôi mắt. So với loạn thị và viễn thị, số người mắc cận thị chiếm số đông. Nếu cận thị nặng có thể gây biến chứng bong võng mạc và từ bong võng mạc đến mù lòa chỉ trong gang tấc.

TS.BS Trần Thị Phương Thu – Giám đốc Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Phương Nam cho biết, phương pháp điều trị tiên tiếnnhất là phẫu thuật bằng laser excimer. Hai phẫu thuật chính được sử dụng trong điều trị tật khúc xạ bằng laser excimer hiện nay là Photo Refractive Keratectomy (PPK) và Laser in Situ Keratomileusis (LASIK). Theo BS Thu, phương pháp đơn giản nhất là đeo kính thuốc, vừa an toàn, hiệu quả đem lại sự cải thiện to lớn về chức năng thị giác, vừa kinh tế, thuận tiện. Bệnh nhân cần đến các trung tâm lớn có chỉ định của thầy thuốc, có uy tín để được khám, phát hiện đúng loại tật khúc xạ và cấp đơn kính đúng số.Không nên tự ý mua kính đeo khi có bệnh hoặc theo gợi ý của người kinh doanh.

“Hiện nay, tình trạng trẻ em xem ti vi lúc còn nhỏ tuổi đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt mà cha mẹ lại thiếu quan tâm và cả thiếu hiểu biết. Nhất là nhiều trẻ đã được “chơi” điện thoại, iPad, đọc sách báo theo kiểu “mọt sách” liên tục trong nhiều giờ nên tật khúc xạ ở tuổi đến trường là khó tránh khỏi. Ngoài ra, không nên cho trẻ đọc sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng. Chế độ ăn uống điều độ, nhiều chất xơ và vitamin cũng góp phần tăng sức khỏe cho thị lực đôi mắt trẻ. Có nhiều bé dù cha mẹ biết con cận thị nhưng lại thờ ơ và không có cách khắc phục kịp thời nên khi trẻ bị nặng mới đi tìm thầy tìm thợ để sắm sửa kính đeo thì quá muộn, làm cho tỷ lệ trẻ bị nhược thị, lé tăng cao hơn. Khi có kính đeo nhưng độ cận tăng cũng không kịp thời “nắn chỉnh” gây ra quáng gà rồi dẫn đến mù mắt rất đáng tiếc – BS Lê Thúy Quỳnh – Phó Trưởng khoa Mắt trẻ em (Bệnh viện Mắt TW) cảnh báo!

Nguyễn Hoàng Anh

Nguồn: Giáo dục Online

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook