Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:49

Bệnh giun chỉ là một bệnh của bạch huyết, các dấu hiệu thường biểu hiện hiện tượng dị ứng đối với kháng nguyên giun chỉ. Bệnh gây phù cứng chân voi, đái dưỡng chấp, xét nghiệm máu thấy ấu trùng giun chỉ.

Giun chỉ thuộc họ Filaridae, đặc điểm của họ giun này là chu kỳ gồ 2 vật chủ: vật chủ chính là người, vật chủ phụ là tiết túc, ở các giun chỉ có liên quan tới chúng ta có vật chủ phụ là muỗi.

Giun chỉ ký sinh ở người được chia thành các nhóm – Nhóm giun chỉ ký sinh dưới da và tổ chức, có các giống Dipelonema, Onchocera, Loa,…

Nhóm giun chỉ ký sinh bạch huyết (ở Việt Nam) có 2 giống Wechereria bancrofti, Brugia malayi. Có 3 loại giun chỉ bạch huyết ở người đã được xác nhận là: Wuchereria bancrofti, Brugia malayi, Brugia timori.

Giun chỉ trưởng thành sống ký sinh ở trong hệ bạch huyết. Con cái và đực sống cuộn tròn như cuộn chỉ, màu trắng sữa. Con đực dài 4cm ngang 0,1 mm, con cái dài 8 – 10cm ngang 0,25mm.

Ấu trùng giun chỉ được đẻ ra trong hệ bạch huyết, tuy nhiên trong quá trình phát triển người ta thấy chúng xuất hiện ở máu ngoại vi. Thời gian này cũng chính là thời gian ấu trùng chờ đón điều kiện được vào muỗi để phát triển vòng đời của mình.

Ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi có hình dạng giun nhỏ, bao bọc ngoài cùng là một vỏ mà được gọi là áo. Trong cơ thể có phần đầu và phần đuôi. Ấu trùng chứa trong trong thân các hạt, hạt này sau khi nhuộm gọi là hạt nhiễm sắc trong là hạt nhiễm sắc cuối đuôi. Trên cơ thể ấu trùng ấu trùng được nhuộm Giemsa người ta cũng còn thấy các hạch thần kinh đầu và thân. Các yếu tôc trên giúp các nhà ký sinh trùng nhận biết các loài giun chỉ.

Chu kỳ: Người (vật chủ chính) ↔ Muỗi (vật chủ trung gian)

Muỗi đúng loài thích hợp truyền bệnh thì mới có khả năng tạo cho ấu trùng phát triển, nếu không thì ấu trùng không cỏ khả năng phát triển trong cơ thể muỗi.

Khi muỗi thích hợp hút máu người là điều kiện để ấu trùng giun chỉ ở máu ngoại vi xâm nhập vào dạ dày muỗi. Người ta thấy ấu trùng không phải thụ động bị muỗi hút theo máu, mà ấu trùng giun chỉ chủ động nhanh chóng xâm nhập theo vòi muỗi để vào dạ dày muỗi, ở dạ dày muỗi 2-6 giờ, ấu trùng xuyên vách dạ dày muỗi và để lớp áo lại, sau 15 giờ âú trùng di chuyển tới vùng cơ ngực muỗi. Tại vùng cơ ngực muỗi, ấu trùng lớn lên nhanh theo chiều dài 124 tới 250 micromet, chiều ngang cũng to ra từ 10 – 17 micromet, đây là ấu trùng giai đoạn II.

Đến ngày thứ 6 và thứ 7, ấu trùng thay vỏ thành ấu trùng giai đoạn III kích thước dài 225 – 300 micromet chiều ngang 15 – 30 micromet. Tới tuần lễ thứ 2 (sau 14 ngày) ấu trùng thay vỏ thành ấu trùng giai đoạn IV giai đoạn này ấu trùng dài tới 1 – 2 mm, chiều ngang 18-23 micrornet, ký sinh ở vùng tuyến nước bọt cûa muỗi để chờ khi muỗi hút máu người ấu trùng theo vòi xâm nhập vào máu người và trở thành giun chỉ trưởng thành ký sinh ở hạch bạch huyết người.

Sau khi bị muỗi truyền ấu trùng giun chỉ vào máu ngoại VI, ấu trùng theo máu tới ký sinh vào hệ bạch huyết để ký sinh vào các hạch. Đối với loài W.bancrofti, ấu trùng thường khu trú vào vùng hạch của bộ máy sinh dục và vùng thận, còn với loài B.malayi ấu trùng thường khu trú vào hệ thống bạch huyết vùng bẹn hoặc vùng nách. Giun chỉ trưởng thành con đực và cái sống trong hạch bạch huyết, thời gian của giun chỉ sống trong hạch bạch huyết có thể kéo dài trên 10 năm. Còn ấu trùng giun chỉ giai đoạn I sống trong hệ tuần hoàn người có thể tới 10 tuần; nếu không gặp vật chủ trung gian truyền bệnh ấu trùng sẽ chết và giải phóng kháng nguyên vào hệ tuần hoàn của người.

Các tỉnh có bệnh giun chỉ: Hà Nam Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Bắc Thái, Nghệ Tĩnh, Vĩnh Phú, Sơn La, Cao Bằng, Hà Tuyên.

(15 tỉnh) chủ yếu tập trung vào 5 tỉnh vùng đổng bằng chau thổ sông Hồng: Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương. Thái Bình, Hà Nội.

Một địa điểm khác: bệnh giun chỉ thường khu trú thành từng điểm nhỏ, thành từng thôn ừng xã, chứ không có tỉ lệ đồng đều như các bệnh giun khác.

Ở đồng bằng Bắc Bộ tuyệt đại đa số các trường hợp nhiễm giun chỉ đều là B.malayi (80-95%).

B.malayi là chủng loại giun chỉ thường gặp ơ vùng trồng lúa nước.

Chu kỳ xuất hiện: B.malayi đểu xuất hiện chu kỳ đêm, mật độ ấu trùng xuất hiện máu ngoại vi vào hai đỉnh 22 giờ và 4 giờ sáng.

W.bancrofti cũng chủ yếu là chủng chu ky đêm, mật độ ấu trùng xuất hiện máu ngoại vi 24 giơ và 4 giờ sáng.

Không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Bệnh tăng dần từ lứa tuổi 16-20 tuổi và bệnh nhiễm cao ở lứa tuổi 30 – 40.

Muỗi chủ yếu truyền bệnh giun chỉ ở nước ta thuộc giống Mansonia, đây là loài muỗi hút máu về đêm, sinh sống ở các hồ ao bèo Nhật Bản. Vì vậy, B.malayi do Mansonia cũng là loài giun chỉ chủ yếu ở đổng bằng Bắc Bộ.

Ngoài ra, muỗi Culex là muỗi phổ biến ở đồng bằng và ở cả vùng trung du, vùng bán sơn địa, hút máu về đêm. Loài muỗi này có khả năng phát triển trong các vũng nước quanh nhà, các dụng cụ chứa nước gia đình, loài muỗi này truyền giun chỉ W.bancrofti

Mật độ ấu trùng trong máu có ảnh hưởng tới sư lan truyền của bệnh giun chỉ với mật độ 3 ấu trùng/ml máu là thuận tiện nhất cho muỗi truyền bệnh giun chỉ Nếu mật độ thấp hơn hay cao hơn đều hạn chế sự lan tràn của bệnh.

Bệnh giun chỉ là một bệnh của bạch huyết, các dấu hiệu thường biểu hiện hiện tượng dị ứng đối với kháng nguyên giun chỉ. Diễn biến bệnh có thể chia làm 3 thời kỳ.

Thời kỳ ủ bệnh: bệnh nhân không cảm thấy có triệu chứng gì. Tuy nhiên, ngẫu nhiên xét nghiệm thấy có ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi. Nhiều bệnh nhân thời kỳ ủ bệnh kéo dài 5 -7 năm, thường bệnh nhân có thể thấy các hiện tượng nổi mẩn, sốt nhẹ, tê bào ái toan tăng, mệt mỏi. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều năm mà không tiến triển hay không rõ các dấu hiệu viêm hạch bạch huyết. Ở các bệnh nhân này, dễ phát hiện ấu trung giun chỉ trong máu ngoại vi. Chính thời kỳ ủ bệnh là thời kỳ có khả năng truyền bệnh cao. Nếu tiến hành các xét nghiệm gián tiếp huyết thanh sẽ thấy phản ứng dương tính rõ ràng.

Thời kỳ phát bệnh: bệnh nhân bị các đợt viêm hệ bạch huyết kèm theo sốt; diễn biến như các bệnh nhiễm trùng (thường có kết hợp với vi khuẩn) các đợt viêm hệ bạch huyết càng ngày càng tăng; có thể sờ thấy các hạch vùng nách, vùng bẹn, hoặc các bạch mạch nổi cứng.

Đối với loài W.bancrofti hay xuất hiện hiện tượng đái ra dưỡng chấp, có khi kết hợp máu và dưỡng chấp. Bệnh nhân gầy, sút cân nhanh. Tuy nhiên, các đợt phát bệnh cũng sẽ tự hết, nhưng cũng xuất hiện dần hiện tượng phù voi. Hiện tượng phù thường xuất hiện ở chi dưới, chi trên, có thể ở bộ phận sinh dục.

W. Bancrofti hay gây hiện tượng phù voi ở bộ phận còn B.maiayi hay gây hiện tượng phu voi ở chi. Thời kỳ phát bệnh này cũng có thể kéo dài nhiều năm, trong thời kỳ này nếu xét nghiệp co thể thấy ấu trùng giun chỉ.

Thời kỳ bệnh tiềm tàng: trong thời kỳ nàv bệnh nhân không còn thấy các đợt viêm bạch mạch cấp tính, nhưng các hạch bạch huyết có thể to lên thường. Quan trọng của thời kỳ này là xuất hiện phù voi. Các đợt phù voi liên tiếp, da dày dần, có thể thể thấy phù từ dưới lên dần trên. Bệnh nhân phù một chân, hoặc một tay, ít có trường hợp phù cả hai chân hoặc hai tay. Bộ phận sinh dục nam nữ cũng có hiện tượng phù to, không đỏ không đau như các viêm tấy; người ta thường coi hiện tượng phù voi là phù cứng. Trong thời kỳ này rất ít khi tìm thấy ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi.

Biểu hiện lâm sàng thường là phù voi chi dưới, đa số phù độ III trở xuống (phù bàn chân đến nửa dưới cẳng chân.

Chẩn đoán bệnh giun chỉ

Xét nghiệm máu tìm ấu trùng giun chỉ. Nguyên tắc là lấy máu về đêm. Thời gian lấy máu là thời gian ấu trùng xuất hiện cao nhất trong máu ngoại vi. Đối với hai loài W.bancrofti và B.malayi nên lấy từ 24 giờ cho đến 2 giờ sáng. Tiêu bản được làm theo cách giọt dày (giọt đặc) và nhuộm Giemsa, do kích thưóc ấu trùng giun chỉ dài nên dễ phát hiện.

Tuy nhiên, bệnh giun chỉ khi chuyển sang thời kỳ tiềm tàng thì rất ít khi tìm thấy ấu trùng giun chỉ trong ngoại vi.

Xét nghiệm nước tiểu

Có thể tìm ấu trùng giun chỉ trong nước tiểu ở trường hợp bệnh nhân bị đái ra dưỡng chấp.

Lấy nước tiểu bệnh nhân hoặc dịch màng tinh lấy cặn; cố định cặn lên tiêu bản, nhuộm Giemsa xét nghiệm tìm ấu trùng giun chỉ bằng kính hiển vi. Ngoài các kỹ thuật xét nghiệm tìm ấu trùng người ta có thể tiến hành các kỹ thuật xét nghiệm gián tiếp qua kháng thể bệnh nhân trong huyết thanh

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang.

Kỹ thuật ELISA.

Các kỹ thuật gián tiếp còn cho phép chúng ta đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh. Người ta hay sử dụng để đánh giá hiệu quả của các đợt điều trị bệnh. Tuy nhiên, với phương pháp gián tiếp độ tin cậy không cao bằng các phương pháp trực tiếp, vì hiện tượng phản ứng chéo giữa giun chỉ và các bệnh kỷ sinh trùng khác, đặc biệt ở các vùng có nhiều bệnh ký sinh trùng.

Điểu trị bệnh nhiễm giun chỉ

Bệnh nhân thường đến khám thầy thuốc vào thời kỳ II, thời kỳ xuất hiện các đợt viêm hệ bạch huyết, bạch hạch, sốt, mệt mỏi, đái ra dưỡng chấp. Do khi điều trị phải dùng 2 loại thuốc:

– Thuốc đặc hiệu để diệt giun chỉ.

– Thuốc chữa các triệu chứng.

+ Thuốc chữa các triệu chứng:

+ Thuốc hạ sốt có thể phải dùng thuốc chống dị ứng

Có thể sử dung thuốc kháng sinh kết hợp chống khuẩn.

Thuốc đặc hiệu:

Neostibosan; thuốc này độc cho bệnh nhân nên hiện không dùng.

Loại thuốc diệt ấu trùng giun chỉ. Hetrazan – Netez, Banocid

Hiện nay phổ biến dùng DEC (dietylcacbamatin) thuốc này ít độc, an toàn, có hiệu quả cao. DEC thường xảy ra các phản ứng phụ: sốt cao, nhức đầu mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Phản ứng phụ xuat hiện sớm và nặng đối với loài giun chỉ B. malayi.

Ngoài thuốc hóa học tổng hợp, trong dân còn dùng nước sắc của lá cây dừa cạn kết quả tốt trong các trường hợp bệnh nhân đái ra dưỡng chấp.

Đối với phù voi, không thể tiến hành diều trị nội khoa mà lành được bệnh, cũng như không thể dùng phương pháp ngoại khoa, chủ yếu phải chống nhiễm khuẩn thứ phát.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook