Chủ Nhật, 06/09/2015 | 12:37

Bệnh crohn nằm trong nhóm bệnh ruột viêm. Bệnh Crohn được hai tác giả Ginzberg và Oppenheimer mô tả đầu tiên vào năm 1932. Bệnh tổn thương khu trú vào đoạn hồi tràng. Tuy nhiên, cùng quá trình có thể liên quan đến niêm mạc miệng, thực quản, dạ dày – tá tràng cũng như hỗng và hồi tràng. Bệnh crohn ruột non cũng được biết đến như là viêm ruột vùng. Ngoài ra hình ảnh viêm tương tự có thể xảy ra ở đại tràng, hoặc đơn độc hoặc đi kèm với tổn thương ruột non. Trong đa số các trường hợp, hình thái tổn viêm đại tràng này có thể phân biệt được về mặt lâm sàng và về mặt bệnh học với viêm loét đại trực tràng chảy máu.

Dịch tễ học bệnh Crohn

Bệnh hay gặp chủ yếu người da trắng hơn người da đen và người phương Đông. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở người Do Thái. Tỷ lệ hai giới là ngang nhau. Bệnh có xu thế ngày càng tăng. Tỷ lệ mới mắc tại Mỹ cũng như các nước phương Tây tương ứng 5/100.000 dân và 50/100.000 dân. Đa số các trường hợp mắc bệnh trước tuổi 30, hay gặp nhất ở độ tuổi 15 – 24. Một tỷ lệ mắc bệnh có tính chất gia đình đã được ghi nhận, ước khoảng 2-5% các trường hợp mắc bệnh Crohn. Tuy không có tính đặc hiệu nhưng đã ghi nhận một vài gia đình cùng mắc bệnh ruột viêm. Một số tác giả cho rằng có sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường sống xung quanh.

Nguyên nhân và bệnh sinh của bệnh Crohn

Trong khi nguyên nhân của bệnh Crohn còn chưa biết một cách rõ ràng thì có nhiều yếu tố có tầm quan trong nhất định như: yếu tố gia đình, di truyền, nhiễm khuẩn, miễn dịch và tâm lý.

– Bệnh Crohn gặp nhiều ở người da trắng, xảy ra với tần số tăng ở người Do Thái và xuất hiện ở một số gia đình có nhiều người cùng mắc. Điều này gợi ý có yếu tố di truyền của bệnh.

– Một tỷ lệ mắc gia tăng bệnh Crohn ở những trẻ sinh đôi cùng trứng cung cấp chứng cứ rõ nét cho yếu tố di truyền.

– Bản chất viêm mạn tính của bệnh đã thúc đẩy nhiều nhà lâm sàng tìm ra bằng chứng của nhiễm khuẩn có thể. Mặc dù các tác giả đã cố gắng để tìm ra tác nhân đã biết về vi khuẩn, nấm hoặc virut nhưng cho tới nay không phân lập được bất cứ tác nhân nào. Các báo sơ bộ về phân ở thành tế bào các biến thể của Pseudomonas hoặc của các tác nhân truyền bệnh gây tác dụng bệnh lý cho tế bào trong môi trường nuôi cấy mô còn phải được xác nhận. Các cố gắng để tạo phản ứng mô u hạt đặc hiệu với dịch lọc từ mô bệnh Crohn đã cho những kết quả mâu thuãn hoặc không thể tái tạo lại được. Nhiều tác nhân nhiễm khuẩn có thể gây viêm đại tràng hoặc viêm hồi tràng cấp, tuy nhiên, không có bằng chứng là các tác nhân đó có liên quan đến bệnh Crohn.

– Thuyết cơ chế miễn dịch: có thể có liên quan dựa trên quan niệm biểu hiện ngoài ruột có thể đi kèm theo bệnh (ví dụ: viêm khớp, viêm quanh đường ruột, hạch mạc treo, biểu hiện ở mắt …) có thể là các hiện tượng tự miễn và các tác nhân trị liệu như gluccocorticoid và azathioprin có thể có những tác dụng thông qua cơ chế ức chế miễn dịch. Bệnh nhân bị bệnh Crohn có thể có kháng thể dịch thể kháng tế bào, các kháng nguyên vi khuẩn E.coli và các protein lạ như protein sữa bò. Thông thường, sự hiện diện và chuẩn độ của các kháng thể đó không tương quan với hoạt động của bệnh. Có lẽ các kháng nguyên này đi vào được các tế bào có thẩm quyền miễn dịch thứ phát sau tổn thương biểu mô. Ngoài ra bệnh Crohn được mô tả kết hợp chứng vô gamaglobulin cũng như sự thiếu hụt IgA, làm nghi ngờ thêm về vai trò bệnh sinh của các kháng thể dịch thể. Các phức hợp miễn dịch cũng đã được viện ra để giải thích các biểu hiện ngoài ruột của bệnh Crohn. Trong khi có các thí dụ tổn thương mô được xác định rõ ràng là do các phức hợp miễn dịch tuy nhiên chưa chứng minh được sự gia tăng phức hợp miễn dịch ở bệnh nhân Crohn.

– Các bất thường kết hợp với miễn dịch qua trung gian tế bào, làm giảm lượng tế bào T ngoại vi. Vì nhiều trong các biến đổi đó có thể trở lại bình thường khi bệnh ổn định, nên khả năng chúng là những hiện tượng thứ phát, nhiều bất thường kết hợp qua trung gian miễn dịch tế bào đã được mô tả ở niêm mạc của bệnh nhân bị bệnh Crohn. Đó là sự gia tăng IgG ở tế bào nhiêm mạc, cũng như các biến đổi ở nhóm phụ tế bào T, gợi ý có sự kích thích kháng nguyên. Sự hoạt hóa các tế bào miễn dịch niêm mạc dẫn đến phức hợp miễn dịch biểu hiện của cytokin có thể góp phần vào đáp ứng viêm ở niêm mạc. Ngoài ra, các chất trung gian gây viêm không phải cytkin, như Prostaglandin và các sản phẩm thromboxan, tăng cao ở niêm mạc của bệnh nhân bị bệnh Crohn và là những chất kích thích thêm cho đáp ứng viêm.

– Các nét đặc điểm tâm lý của bệnh nhân bị bệnh crohn cũng đã được nhấn mạnh. Bệnh có thể bùng lên khi chịu tác động của stress tâm lý. Đã có ý kiến đưa ra các bệnh nhân bị bệnh Crohn có một nhân cách đặc thù làm họ dễ nhạy cảm với stress cảm xúc từ đó thúc đẩy hoặc làm tăng các triệu chứng. Trong khi ít có chứng cứ có thẻ liên quan trực tiếp các yếu tố cảm xúc với nguyên nhân của bệnh Crohn, nhưng lại có chút nghi ngờ rằng một bệnh mạn tính nguyên nhân không rõ, tác hại cá nhân ở tuổi thanh xuân lại thường dẫn đến các cảm giác cáu gắt, lo hãi và một mức độ trầm cảm nào đó. Các phản ứng này không còn nghi ngờ là những yếu tố quan trọng làm thay đổi tiến trình và đáp ứng điều trị của bệnh đó.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook