Thứ Ba, 17/10/2023 | 13:43

9 loại đồ uống có lợi cho đường tiêu hóa

Sức khỏe đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với nhiều bộ phận khác trên cơ thể trái tim, hệ tiêu hóa, khả năng miễn dịch. Vì vậy việc giữ cho nó ở trạng thái tốt là điều quan trọng. Ngoài ra, mối loại thức ăn, đồ uống đều có thể làm hệ tiêu hóa của bạn tốt lên hoặc xấu đi. Dưới đây là 9 loại đồ uống có lợi cho đường tiêu hóa

1. Nước

2/3 cơ thể chúng ta là nước. Nước  đưa oxy đi nuôi cơ thể và tham gia vào tất cả các hoạt động của cơ thể. Cụ thể là nước giúp đưa đồ ăn đi trong đường ruột dễ dàng hơn, có mặt trong dịch vị của dạ dày khi tiêu hóa thức ăn. Vì vậy nên bổ sung đủ nước. Mỗi ngày nên uống ít nhất 8 ly nước 250ml.

2. Trà gừng

Trà gừng có tác dụng trong việc điều trị tiêu chảy và đầy hơi. Uống trà gừng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động đường ruột. Tóm lại, trà gừng có nhiều lợi ích tích cực đối với hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là làm dịu rối loạn tiêu hóa.

3. Trà Kombucha

Trà Kombucha chứa nhiều loại men vi sinh với số lượng men mỗi loại lớn. Việc tiêu thụ men vi sinh làm giảm thời gian vận chuyển thức ăn trong ruột, tăng tần suất phân và giảm đầy hơi. Vì vậy, trà Kombucha là loại trà có lợi cho đường tiêu hóa.

4. Nấm sữa Kefir

Nấm sữa Kefir rất tốt cho đường tiêu hóa. Tương tự như trà Kombucha, nấm sữa Kefir cung cấp số lượng lớn men vi sinh và nhiều chủng loại. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Nutrients đã xem xét cụ thể về nấm sữa Kefir. Qua đó, khi động vật được cho ăn nấm sữa Kefir hàng ngày trong một tháng, thành phần hệ vi sinh đường ruột của chúng được cải thiện, mang lại lợi ích toàn diện cho đường ruột và sức khỏe tiêu hóa.

5. Sinh tố

Một ly sinh tố tốt cho đường tiêu hóa vì có sự kết hợp giữa chất xơ hòa tan và không hòa tan. Nghiên cứu cho thấy sự kết hợp giúp ổn định và cải thiện khí.

Chất xơ không hòa tan có trong vỏ trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ không hòa tan hấp thụ nước mà hoạt động như thức ăn thô trong đường tiêu hóa và đưa mọi thứ đi qua.

Chất xơ hòa tan hấp thụ nước và làm mềm mọi thứ, giúp thức ăn dễ dàng di chuyển hơn. Chất xơ hòa tan có trong trái cây, rau, hạt và quả hạch.

6. Nước ép mận

Nước ép mận giữ lại một số chất xơ từ quả mận: trong một cốc nước ép mận có khoảng 3 gram chất xơ.

Nước ép mận là nguồn cung cấp Sorbitol tuyệt vời – một loại đường lên men tự nhiên không bị hấp thụ vào ruột già. Và lượng nước bổ sung đó sẽ giúp mọi thứ di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa.

Cả Sorbitol và chất xơ đều là những chất có lợi cho đường tiêu hóa.

7. Trà bạc hà

Bạc hà là một thành phần phổ biến thường dùng để làm mát và điều trị cơn đau. Trà bạc hà rất hiệu quả để trị những cơn chướng bụng, đầy hơi, giảm hội chứng ruột kích thích, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Trà bạc hà với hương thơm và vị tươi mát có thể giúp làm dịu những cơn đau dạ dày bằng cách giảm viêm. Uống trà bạc hà còn có tác dụng làm mát cơ thể, giúp khí lưu thông dễ dàng khi di chuyển qua dạ dày và ruột sau bữa ăn.

8. Trà hoa cúc La Mã

Trong hoa cúc La Mã có pepsin- enzym chịu trách nhiệm tiêu hóa chính trong dịch vị dạ dày. Uống trà hoa cúc có thể giúp bổ sung pepsin, giúp xúc tác hoạt động tiêu hóa collagen, thúc đẩy các enzyme tiêu hóa khác thấm sâu vào thịt để tiêu hóa protein. Bởi vậy, một cốc trà hoa cúc sau khi ăn tối là một liệu pháp hoàn hảo để hỗ trợ tiêu hóa và giúp bạn thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ.

9. Trà Chai

Trà Chai – hay còn gọi là trà Masala Chai là một loại trà có xuất xứ từ Ấn Độ. Trà Chai được sử dụng như một loại thức uống để phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa.

Trà Chai được làm bằng cách sử dụng nhiều loại gia vị bao gồm gừng, đinh hương, quế, bạch đậu khấu và hạt tiêu pha trộn trên nền trà đen hoặc trà xanh. Các loại gia vị và thảo mộc có trong trà Chai sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn, làm dịu các cơn đau bụng và khó tiêu. Đặc biệt, hạt tiêu đen trong trà Chai giúp tạo ra axit clohydric – một chất hỗ trợ quá trình tiêu hóa protein. Quế đã được chứng minh là làm giảm buồn nôn và ngăn ngừa tiêu chảy bằng cách làm dịu niêm mạc dạ dày.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Top 8 loại thảo dược chữa đầy hơi, chướng bụng cực hiệu quả

Bí quyết cải thiện hệ tiêu hoá không cần dùng thuốc

Top các loại thực phẩm khó tiêu gây đầy bụng

10 loại thực phẩm cần tránh khi gặp vấn đề tiêu hóa

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook