Thứ Hai, 04/01/2016 | 17:30

Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp đơn giản trong Y học cổ truyền có thể giúp giảm bớt những triệu chứng của viêm họng và đề phòng các biến chứng của viêm họng trong thời tiết lạnh và hanh khô kéo dài.

Viêm họng khiến người bệnh có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên, nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy. Nếu không chữa trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và công việc…

Trong Đông y, viêm họng thuộc phạm vi chứng tý hay gọi là hầu tý. Nguyên nhân của bệnh có thể là do phong hàn, phong nhiệt hoặc khí táo. Do đó, ngoài việc uống thuốc, bạn nên kiên trì xoa bóp bấm huyệt có thể giúp giảm bớt những triệu chứng của viêm họng mạn và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng của viêm họng.

Xoa day huyệt phong trì

Xoa bóp chữa viêm họng mùa lạnh

Ảnh minh họa

Huyệt này nằm ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

Bạn chỉ cần dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì và day khoảng 2 phút.

Xoa huyệt dũng tuyền

Xoa bóp chữa viêm họng mùa lạnh

Ảnh minh họa

Để chân trái lên đầu gối chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, nhanh và mạnh dần đến khi cảm giác nóng lên thì thôi. Sau đó đổi chân xoa bằng tay trái.

Huyệt dung tuyền nằm ở dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ hai và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.

Vuốt hai bên họng

Xoa bóp chữa viêm họng mùa lạnh

Ảnh minh họa

Dùng ngón tay cái day ấn huyệt liêm tuyền (chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầu, ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng) khoảng 3 phút.

Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt hai bên cạnh họng từ trên xuống khoảng 3 phút.

Dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải đặt nhẹ hai bên xương sụn họng (chỗ yết hầu) lắc chậm rãi sang phải, sang trái khoảng 30 lần.

Ngoài ra, để phòng bệnh viêm vọng, bạn cần thực hiện những điều sau:

– Súc miệng hằng ngày bằng nước muối loãng và ngậm chanh muối, gừng muối, quất hấp đường phèn hoặc mật ong.

– Phòng ở và nơi làm việc phải đủ ấm, tránh làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất. Cần giữ ấm đặc biệt là cổ và ngực, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời.

– Kiêng hút thuốc lá và hạn chế rượu. Ăn đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng, tránh các thức ăn cay, mặn.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook