Những trường hợp nghiện “chuyện ấy” khiến cho bệnh nhân ở trong tình trạng khổ sở, phải điều trị.
Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc, kiêm Trưởng khoa 6, Bệnh viện Tâm Thần TW1 từng điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng nghiện tình dục.
Bác sĩ Phương còn nhớ trường hợp bệnh nhân L. (Hà Nội) phải chữa trị một thời gian mới hết được căn bệnh nghiện “chuyện ấy”. Chị L. và anh Q. cưới nhau được hơn một năm thì anh Q. biết vợ có nhiều biểu hiện của người nghiện tình dục.
Thậm chí chị L. không làm chủ được bản thân mình, bị chồng bắt gặp đang quan hệ với một người đàn ông khác đến nhà sửa máy tính. Sau khi phát hiện sự việc, anh Q. hết sức tức giận, nghĩ rằng vợ có tính trăng hoa, “mèo mả gà đồng”. Nhưng khi nghe vợ tâm sự nỗi lòng, anh mới hiểu đây là một căn bệnh và cố gắng đưa vợ đi điều trị.
Theo bác sĩ Phương, anh Q. giúp vợ nhưng sai cách nên bệnh tình của chị ngày càng nặng, bác sỹ Phương cho hay: “Anh Q. nghĩ vợ mình bị ham muốn tình dục quá đà thì chỉ có một cách là đáp ứng những ham muốn ấy. Nhưng chỉ vài hôm chị L. lại có biểu hiện tái phát. Cuối cùng anh không còn cách nào khác, đành đưa vợ vào bệnh viện để điều trị”.
Tại bệnh viện này, chị L. điều trị trong thời gian hai tuần nhưng bệnh không thuyên giảm. Khi gia đình anh Q. rất bối rối, không biết xử lý thế nàomới tìm đến Bệnh viện Tâm thần TW 1.
Sau một tháng điều trị tại khoa này, chị L. có thuyên giảm nhưng rất chậm.“Không lâu sau đó, những biểu hiện trầm cảm và chứng nghiện tình dục tái diễn trở lại. Chị không nói chuyện với ai, không ăn uống gì và muốn tự tử. Thấy quá nguy hiểm, anh Q. tìm đến gặp tôi và kể lại đầu đuôi câu chuyện. Tôi nhận điều trị cho bệnh nhân này. Sau khi tiến hành bài test đánh giá mức độ bệnh. Sau ba tháng điều trị tại đây, biểu hiện bệnh của chị L. đã dứt hẳn. Một thời gian uống thuốc đầy đủ sau khi xuất viện, đến nay, bệnh của bệnh nhân L. đã khỏi hẳn. Hiện giờ chị đã được xuất viện và đi làm trở lại, tinh thần và sức khỏe hoàn toàn bình thường”, bác sĩ Phương kể lại.
Bác sỹ Tô Thanh Phương,Phó Giám đốc, kiêm Trưởng khoa 6, Viện Tâm Thần TW1.
Cũng trong tình cảnh rất éo le, một nam thanh niên tuổi còn rất trẻ, N. (16 tuổi, Thanh Hóa) cũng mắc phải chứng nghiện tình dục. N là con một nên được bố mẹ hết sức chiều chuộng và quan tâm.
Chính vì vậy, khi vừa thấy tâm lý của N. có vấn đề, bố mẹ cậu bé đã phát hiện ra. N. thường xuyên trốn học, lầm lũi trở về nhà giam mình trong phòng, không nói chuyện với ai. Bất kỳ lúc nào bố mẹ N. hỏi đến đều cáu gắt, không chịu bắt chuyện.
Lo lắng cho tình hình sức khỏe của con mình khi thấy N. trốn học ngày càng nhiều, bố mẹ phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Qua một số biểu hiện, vị bác sĩ này phát hiện N. có biểu hiện trầm cảm và phải nhập viện tâm thần điều trị.
Khi nghe đến nhập viện tâm thần, N. tức giận quát mắng ầm ĩ. Không kiểm soát được cơn nóng giận, cậu lên tiếng đe dọa, không cho ai động vào và nhất định không đi khám chữa.
“Bố mẹ của N. phải đợi lúc con ngủ say mới dám dùng chìa khóa dự phòng mở cửa. Sau đó nhờ hai thanh niên khống chế đưa N. đi nhập viện. Khi đến viện, người nhà gọi điện báo tin, mở máy tính của N. chứa nhiều hình ảnh dung tục. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy N. nghĩ nhiều về chuyện ấy và không quan tâm đến việc học”, bác sĩ Phương cho biết.
Với bất kỳ bệnh nhân nào cũng vậy, khi có biểu hiện trầm cảm dù nặng hay nhẹ đều phải điều trị đúng mới hiệu quả và bệnh mới tiến triển nhanh được. Bệnh nghiện quan hệ tình dục sẽ được điều trị song hànhvới bệnh trầm cảm. Nhưng đầu tiên phải để bệnh nhân qua cơn hoảng loạn sau đó tiến hành làm bài test kiểm tra để xác định mức độ của bệnh và cuối cùng mới đến quá trình điều trị.
Trong bài viết tiếp theo, bác sĩ sẽ tư vấn về cách chữa khi mắc phải chứng bệnh này. Kính mời quý độc giả đón đọc.
Dương Tuệ Mẫn
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.