Chủ Nhật, 06/09/2015 | 12:12

Kiểm soát huyết động trong nhiễm trùng nặng rất quan trọng.

Chẩn đoán và theo dõi thiếu hụt thể tích tuần hoàn

Ở giai đoạn đầu: cấp cứu bằng cách bồi hoàn bằng đường tĩnh mạch tình trạng giảm thể tích tuần hoàn. Không có chỉ số nào dự đoán được đáp ứng của việc bồi hoàn thể tích này. Mục tiêu được khuyến cáo là nâng huyết áp trung bình > 65mm Hg (grade C). Khi hiện tượng hạ huyết áp liên quan đến tiên lượng sống (VD huyết áp tâm trương < 40 mmHg), thì dùng cho thể tích máu có thể nào đi nữa cũng phải lập tức sử dụng các thuốc co mạch (grade E).

Giai đoạn tiếp theo: nếu việc bồi hoàn bằng đường tĩnh mạch vẫn cần được tiếp tục, thì nó phải được thực hiện bằng cách sử dụng các chỉ số dự đoán huyết động học của tình trạng dự trữ tiền tải (grade D).

Lựa chọn dịch truyền

Không được bù dịch bằng các chế phẩm máu bền hoặc không bên, các dung dịch dextran và các amidon có phân tử lương > 150 Kda. Các dung dịch tinh thể và các dung dịch keo khác, một khi đã được chuẩn độ cho cùng một mục tiêu huyết động thì cho hiệu quả tương đương. Các dung dịch tinh thể đẳng trương thường được khuyên dùng do có giá thành rẻ và không độc, nhất là trong giai đoạn đầu của sốc (grade B).

Lượng dịch, tốc độ truyền và cách truyền

Phải bù dịch theo từng đợt 500 mL dung dịch tinh thể đẳng trương trong vòng 15 phút (grade E). Phải lập lại các đợt truyền cho đến khi huyết áp trung bình lên được > 65 mmHg (grade B), và không có dấu hiệu phù phổi. Nếu không đạt được mục tiêu nâng huyết áp trung bình > 65 mmHg, phải chỉ định sử dụng các amin co mạch (grade E).

Vai trò của truyền máu

Mục tiêu là đạt được nồn độ hemoglobin 8 – 9 g/dL (grade C), các chỉ số khác cáo thể được chứng thực bằng việc bất dung nạp về lâm sàng và/ hoặc đo SvcO2 (grade E)

Các đặc thù trong nhi khoa

Ở giờ đầu tiên, khuyến cáo bù dịch đến 60mL/kg vì làm giảm tỷ lệ tử vong (grade E). Với cùng một lý do như ở người lớn, các dung dịch tinh thể được khuyên dùng ưu tiên (grade B).

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook