Thứ Ba, 23/02/2016 | 09:30

Có bao giờ bạn đặt câu hỏi rằng: Vì sao nhiều người cơm gạo, rau xanh, bữa chính lại không muốn ăn mà cứ thích ăn vặt không?

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn cảnh báo về đồ ăn vặt không chỉ như là những thực phẩm không tốt cho sức khoẻ mà còn tác động gây nghiện lên thần kinh của chúng ta.

Vì sao chúng ta cứ mãi nghiện đồ ăn vặt?

Ảnh minh họa

Những món ăn nhanh, ăn vặt hay junk food (thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột: khoai tây chiên, pizza, hamburger, bánh kẹo, thức ăn khô giòn hay snack) có tác dụng kích thích não sản sinh dopamine, một chất hóa học làm tăng cảm giác hưng phấn và thèm ăn.

Dopamine sẽ tác động lên các vùng não quy định vận động, cảm xúc, động lực và sự hưng phấn. Ở mức độ bình thường, dpamine sẽ chỉ gây ra thái độ tự nhiên của con người. Tuy nhiên nếu nồng độ dpamine quá cao, nó sẽ khiến ta phát sinh cảm giác thèm muốn trải nghiệm tương tự một lần nữa. do đó, nếu ăn nhiều đồ ăn vặt, ta sẽ lại càng muốn được ăn nhiều hơn.

Theo ý kiến của giáo sư Stephanie Borgland của Đại học Calgary (Canada), sống trong môi trường dễ dàng tiếp cận với các loại đồ ăn vặt sẽ khiến người ta thèm ăn hơn dù không hề đói bụng, từ đó dễ gây ra tình trạng béo phì.

Một nghiên cứu cũng đã cho thấy, thực phẩm giàu đường và chất béo cũng có thể gây nghiện như cocaine. Cho nên, những người bị béo phì rất dễ mất kiểm soát khi nhìn thấy hình ảnh của những món đồ ăn vặt.

Bên cạnh đó, một phát hiện khác cũng tìm ra được rằng hormoneinsulin có thể ức chế tác động của dpamine đối với thần kinh.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook