Thứ Ba, 06/06/2017 | 06:25

Sau tuổi 30, phụ nữ thường phải đối mặt với nguy cơ loãng xương do nội tiết tố nữ bắt đầu suy giảm.

Chăm uống sữa vẫn bị loãng xương

Chị Nguyễn Thị Hà (38 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, hiểu rõ về nguy cơ có thể bị loãng xương sau khi sinh nên bản thân luôn có ý thức bổ sung canxi và D. Chị chăm chỉ uống đều đặn hàng ngày nhưng gần đây chị Hà vẫn thấy tê chân tay và nhức mỏi xương, đau hai gót chân. Khi chị đi khám bác sĩ kết luận chị bị loãng xương nên rất bất ngờ.

Cũng giống như chị Hà, chị Lê Thu Thủy (37 tuổi), hàng ngày vẫn thường xuyên uống sữa tươi, ăn sữa chua đều đặn. Nhưng mới đây, khi đi khám, chị Lê Thu Thủy đã có dấu hiệu loãng xương làm chị rất lo lắng. Nguyên nhân gây ra loãng xương cho trường hợp chị Hà và chị Thủy không phải do thiếu canxi và vitamin D mà có liên quan tới yếu tố nội tiết tố nữ suy giảm.

Theo GS. Nguyễn Đức Vy, Nguyên Giám đốc BV Phụ sản Trung Ương, sau sinh, cơ thể người phụ nữ thường bị thiếu hụt estrogen (nội tiết tố nữ). Thiết hụt estrogen khiến phụ nữ có nguy có cao bị loãng xương sớm và kéo theo hàng loạt các hệ lụy về sức khỏe khác.

Uống sữa, bổ sung canxi vẫn loãng xương, 100% chị em chắc chắn chưa biết 'thủ phạm' này

Sau tuổi 30 phụ nữ thường phải đối mặt với nguy cơ loãng xương do nội tiết tố nữ bắt đầu suy giảm, ảnh minh họa.

Khi estrogen trong cơ thể bị thiết hụt thì người phụ nữ có bổ sung nhiều canxi và vitamin D cũng không cải thiện được mật độ xương. Estrogen đóng vai trò kết nối các tế bào xương, thiết hụt quá trình kết nối sẽ bị xáo trộn.

PGS.TS Nguyễn Thị Bay (BV ĐH Y Dược TP.HCM) cho hay, rất nhiều chị em phụ nữ luôn thắc mắc uống canxi, uống sữa hàng ngày vẫn bị loãng xương, đặc biệt ở tuổi mãn kinh. Chị em phụ nữ không biết được rằng khi cơ thể thiếu hụt nội tiết tố hay còn gọi là estrogen thì việc tổng hợp canxi vào xương bị hạn chế cũng như sự lão hóa nhanh của hệ xương cũng sẽ dẫn đến việc loãng xương nhanh hơn.

Estrogen quan trọng thế nào?

Estrogen đóng vai trò trong mọi vấn đề sức khỏe của người phụ nữ. Estrogen được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng, một phần là do nhau thai ở tử cung, một số bộ phận trong cơ thể tiết ra (gan, tuyến thượng thận).

“Ở giai đoạn dậy thì, sự biến đổi về nội tiết tố tăng lên gây ra mụn trứng cá ở tuổi dậy thì, hay một số trường hợp da nhờn gây một số bệnh lý viêm da tiết bã trong giai đoạn này. Thời kỳ từ 20 đến 30 tuổi, người phụ nữ thường đẹp, sung sức nhất và đây cũng là giai đoạn vàng sinh con cái tốt nhất”, PGS.TS Nguyễn Thị Bay nói.

Sau 30 tuổi, nồng độ estrogen suy giảm khiến cho phụ nữ dễ bị loãng xương hơn so với lúc trẻ. Ngoài 40 tuổi, phụ nữ hầu như phải sống chung với bệnh xương khớp. Ngoài loãng xương, thiếu hụt nội tiết tố trong giai đoạn này còn gây ra rối loạn về sinh lý như khô âm đạo.

Mới đây, tại lễ phát động “Đừng thơ ơ với nội tiết tố” các chuyên gia sản khoa đều khẳng định, chị em cần quan tâm tới việc bổ sung nội tiết tố để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Những dấu hiệu loãng xương, mất ngủ, giảm ham muốn… đều bắt nguồn từ nguyên nhân nội tiết tố suy giảm.

Ths Bs Lê Quang Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ cũng cho biết: “Hiện nay, giải pháp tự nhiên và an toàn nhất đó là bổ sung nội tiết tố estrogen thảo dược, đây được xem là giải pháp rất hữu ích cho phụ nữ bị suy giảm nội tiết tố, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh”.

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook