Thứ Ba, 13/06/2017 | 17:25

Sau khi đi bơi về xuất hiện mệt mỏi, khó thở, đau nhức cần đề phòng tình trạng đuối nước trên cạn.

Chết đuối trên cạn ngay trên giường

Mới đây, Francisco Delgao III (4 tuổi, Mỹ) sau khi đi bơi về kêu đau dạ dày. Tuy nhiên, khi nghe con kêu đau dạ dày, bố em bé cho rằng không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, không chỉ có đau dạ dày mà chính cậu bé còn cảm thấy khó chịu ngày càng tăng lên, tiếp đó là tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Vào hôm xảy ra sự việc, cậu bé trở mình tỉnh dậy nhưng xuất hiện cơn đau ở vai rồi đi ngủ tiếp. Tuy nhiên, sau khi tỉnh dậy thay vì có những thói quen như bình thường, cậu bé la lớn. Tiếng la lớn khiến cả nhà tỉnh giấc. Gia đình hốt hoảng đưa cậu bé đến bệnh viện thì không thể cứu được. Các bác sĩ cho hay, cậu bé bị chết đuối trên cạn, trong phổi còn đầy nước.

Theo các bác sĩ, trường hợp như Frankie là hiếm hoi. Tình trạng như Frankie có thể gặp sau vài giờ từ khi xảy ra tình trạng sặc nước hoặc sự cố gần chết đuối. Nếu không điều trị có thể bị tổn thương não nặng.

Tử vong sau 24-72 tiếng từ lúc đi bơi về bởi hiện tượng hiếm gặp nhưng nguy hiểm ai cũng nên cảnh giác

Sau khi đi bơi về, con bị chết đuối trên cạn

Hồi năm 2015, cô Cassandra Jackson (Mỹ) chia sẻ trên truyền hình về trường hợp con của cô bị chết đuối trên cạn. Trước đó, cô Cassandra đưa con tới một bể bơi gần nhà. Sau khi bơi xong, cô cùng con trở về. Bé vẫn không có biểu hiện gì bất thường. Nhưng sau khi tắm, bé kêu buồn ngủ rồi vào phòng đi ngủ. Nhưng cô phát hiện mặt con bị phủ lớp bọt trắng và tử vong. 

Người mẹ đau khổ nói, chưa bao giờ cô nghe hay biết về chuyện một em bé bị nước đọng trong phổi mà vẫn có thể đi lại, nói cười như bình thường.

Theo chuyên gia sức khỏe thể thao ở Mỹ, tiến sĩ Lewis Maharam, cậu bé Johnny đã mắc hội chứng đuối cạn hay đuối nước thứ cấp.

Ông Maharam cảnh báo trẻ chỉ cần hít phải một lượng nước nhỏ vào bên trong phổi cũng có thể gây ra hiện tượng này: “Chỉ cần 6 thìa nước đi vào phổi cũng khiến trẻ tử vong”.

Chết đuối trên cạn có nguy hiểm?

Chết đuối trên cạn và chết đuối thứ cấp là mối nguy hiểm tiềm tàng không phải ai cũng biết. Chết đuối thứ cấp có thể hiểu là nạn nhân sặc nước được cứu nhưng không ai ép lồng ngực cho nước ra ngoài hết. Còn chết đuối trên cạn là nếu trước đó có uống nước, sặc nước hay quá nhiều nước mà sau khi đi tắm, đi bơi trong vòng 72 giờ xuất hiện mệt mỏi, khó thở, khó chịu, tâm trạng thay đổi, hành vi bất thường, ho dữ dội cần đưa đến bệnh viện khám kịp thời.

Sở dĩ có hiện tượng này là do khi nạn nhân uống phải một lượng nước. Nước không đủ chạm đến phổi nhưng khiến dây thanh quản bị co thắt, thít chặt làm cho phổi không nhận được không khí.

Do đó khi có con đi bơi, phụ huynh phải chú ý:

– Không để trẻ chơi một mình

– Luôn kèm phao cho con

– Có người giám sát

– Chọn bể bơi an toàn với trẻ

– Sau khi con bơi mà có dấu hiệu mệt mỏi phải đưa đến bác sĩ ngay

 Anh Minh (Tổng hợp)

 

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook