Nắng nóng, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để côn trùng phát triển. Trong đó một số côn trùng gây tác hại đến người, vật nuôi, thậm chí nhiều loại côn trùng “nghịch ngợm” còn chui vào sống trong hộp sọ và tai của người.
Mới đây nhất một con gián đã làm tổ ngay trong hốc mũi, vào sâu trong hộp sọ của một phụ nữ Ấn Độ. Theo các chuyên gia, có lẽ nó đã chui vào mũi khi cô này đang ngủ. Đây quả là điều kinh dị, là ác mộng mà ít người ngờ tới. Vậy vì lý do gì mà côn trùng vốn không ký sinh lại vào được cơ thể người?
Các chuyên gia lý giải đầu tiên là do ráy tai. Thống kê từ một bệnh viện Nam Phi cho thấy trong 2 năm các bác sĩ đã giải quyết 24 trường hợp lấy côn trùng ra khỏi hốc tai. Trong đó 10 trường hợp là gián, ruồi, kiến, bọ hung,… thậm chí cả bướm đêm. Ngoài châu Phi, một vài nơi trên thế giới cũng ghi nhận các ca bệnh tương tự.
Theo các bác sĩ đây không phải là hiện tượng hiếm gặp. Thông thường gián đi tìm thức ăn ở mọi nơi, còn ráy tai chứa các vi khuẩn phân hủy thành nhiều acid béo giốn như thịt nên chúng sẽ đánh hơi, vào tìm kiếm khiến bị mắc kẹt. Tương tự các chất thải từ mũi cũng thu hút côn trùng theo cơ chế trên.
Gián vốn không phải loài ký sinh do đó chúng không ưa gì con người nhất là khi còn thức nên chúng chỉ hành động khi chúng ta đang ngủ say. Điểm dễ tiếp cận của gián là khoang mũi và tai nên chúng có thể sống sót trong thời gian dài cho tới khi được gắp ra, tối đa là 2 tuần.
Nằm màn là phương pháp tối ưu để côn trùng không chui vào tai, mũi, miệng…
Ngoài tai mũi họng, một số loài gián nhỏ còn chui vào bất kỳ nơi nào chúng mò ra gồm mắt, niệu đạo thậm chí cả hậu môn. Theo ghi nhận năm 2010 ở Peru, giới khoa học phát hiện một loài côn trùng tên Tyranobdella Rex nhỏ bé có xu hướng “khám phá” quái đản này.
Tại Mỹ một người phụ nữ 52 tuổi còn có nguyên con gián trong ruột. Nguyên nhân sau đó được bật mí là bệnh nhân đã vô tình nuốt phải khi ngủ. Tuy có vẻ đáng sợ nhưng việc bị côn trùng chui vào cơ thể không đáng sợ bằng chui lên não dẫn đến nhiễm trùng não nhưng rất hiếm khi xảy ra.
Để đề phòng các loại côn trùng gián, bọ khám phá cơ thể người ở những vùng nhiệt đới đặc biệt là Việt Nam. Các chuyên gia khuyến cào cách phòng ngừa hiệu quả nhất là thường xuyên diệt côn trùng, bảo quản kỹ thức ăn, không đem đồ ăn vào phòng ngủ. Ngoài ra cần tuân thủ nguyên tắc nằm màn khi ngủ để đảm bảo các loại côn trùng không thể quấy rầy giấc ngủ của chúng ta. Qua đó loại bỏ được các nguy cơ côn trùng chui vào tai, mũi, họng…
Trời nắng nóng: Đề phòng các loại côn trùng chui vào sống trong cơ thể người
Theo Danviet.vn
Chưa có bình luận.