Thứ Tư, 16/11/2016 | 09:16
Báo Thanh niên ngày 15/11 vừa đưa tin về một trường hợp bệnh nhi 19 ngày tuổi được Bệnh viện Q.Thủ Đức (TP.HCM) cứu sống sau giai đoạn nguy kịch vì bị đề kháng kháng sinh thế hệ mới do bị lây nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc từ gia đình, cộng đồng.

>> Tuyệt chiêu đơn giản đẩy lùi căn bệnh mới của thời đại ai cũng cần phải biết

Trước đó bệnh viện Bạch Mai cũng từng điều trị thành công cho một cháu bé 12 tuổi bị nhiễm trùng huyết nặng do nhiễm vi khuẩn tụ cầu kháng thuốc chưa từng gặp từ trước đến nay.

Theo các bác sỹ ca bệnh nghiêm trọng như 2 trường hợp trên không phổ biến nhưng qua đây cũng cần báo động việc sử dụng kháng sinh không đúng cách ở cộng đồng đã góp phần gây ra các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc rất nguy hiểm.

Chưa kể hiện nay không ít bệnh nhi đang phải sử dụng kháng sinh thường xuyên, hoặc một đợt bệnh phải thay đổi nhiều loại thuốc kháng sinh mới khỏi bệnh… rất mệt mỏi và gây hại cho cơ thể. Đây cũng là một trong những hậu quả của việc lạm dụng hoặc dùng thuốc kháng sinh sai cách cần thay đổi ngay.

Trẻ vào viện vì viêm hô hấp, vài giờ sau phổi đã trắng xóa vì kháng sinh "bó tay"

Chỉ dùng kháng sinh khi mắc các bệnh mà nguyên nhân gây ra bệnh đó là do vi khuẩn.

Lời kêu gọi khẩn thiết của một bác sỹ

PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho rằng thực trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi ở VN vô tình đẩy người bệnh tới một thế hệ kháng các loại kháng sinh.

Trước đó, tháng 9/2016, bác sĩ Dương Minh Tuấn hiện đang công tác tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM) đã từng đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết về tình trạng này, trong đó có nhấn mạnh: “…sử dụng kháng sinh không hợp lý vô tình tạo ra một chủng vi khuẩn đề kháng mới thì chủng vi khuẩn này hoàn toàn có thể gây bệnh cho bất kỳ ai chứ không riêng gì họ”.

Theo bác sĩ Dương Minh Tuấn, tại các bệnh viện lớn ở nước ta những năm gần đây cũng không ít lần ghi nhận và cảnh báo về trường hợp xuất hiện chủng vi khuẩn toàn kháng (kháng hết tất cả các nhóm), như vậy vi khuẩn ngày càng có xu hướng đề kháng kháng sinh nhanh hơn, nhiều hơn và đề kháng đồng thời nhiều kháng sinh ở mức độ cao.

Trong khi đó, người dân chỉ cần hắt hơi, xổ mũi cũng nhộn nhạo chạy ra hiệu thuốc tìm mua thuốc kháng sinh về uống mà họ không biết rằng hành động này của mình vô tình đẩy mạnh tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam ngày càng tăng lên.

Trẻ vào viện vì viêm hô hấp, vài giờ sau phổi đã trắng xóa vì kháng sinh "bó tay"
Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn (Ảnh minh họa)

Hơn 30 năm trong nghề, PGS Nguyễn Tiến Dũng cũng từng đau xót nhìn bệnh nhân ra đi chỉ vì bệnh rất đơn giản do vi khuẩn gây nên nhưng kháng sinh vô tác dụng trong trường hợp này. Đây thực sự không còn là vấn đề nhỏ mà theo PGS Dũng đây thực sự là hồi chuông cảnh báo đến các bậc cha mẹ.

Có trường hợp, cháu bé được cha mẹ đưa đến với triệu chứng viêm hô hấp trên nhưng nhanh chóng chuyển thành viêm phổi cấp vì các triệu chứng méo mó do người nhà đã dùng thuốc kháng sinh từ trước nên khi đến viện bác sĩ cũng rất khó chẩn đoán. Bệnh diễn biến phức tạp khiến bác sĩ trở tay không kịp.

Có cháu bé chỉ sau vài giờ phổi đã trắng xoá do loại vi khuẩn mà kháng sinh thế hệ thứ 2, thứ 3 đều bó tay. Để cứu được, không chỉ kết hợp nhiều loại kháng sinh mà bác sĩ phải thay đổi nhiều phác đồ và chi phí điều trị cực kỳ tốn kém…

Trẻ vào viện vì viêm hô hấp, vài giờ sau phổi đã trắng xóa vì kháng sinh "bó tay"
Các loại kháng sinh có thể sử dụng cho trẻ tùy theo độ tuổi

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh cho trẻ phụ huynh nhất định phải nhớ

Kháng sinh là thuốc quan trọng nhưng sử dụng không hợp lý, sai mục đích hay lạm dụng sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng, làm gia tăng vấn đề kháng kháng sinh.

Theo Ths. Bs. Đỗ Thiện Hải (Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương) chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn. Khi dùng kháng sinh cho trẻ cần phải theo nguyên tắc dùng đúng liều, đúng cách và lựa chọn kháng sinh an toàn, đặc biệt phải có đơn chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra 5 điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh:

– Kháng sinh không dùng để điều trị các bệnh do vi-rút gây ra như cảm, cúm: Kháng sinh không có hiệu quả đối với tất cả các bệnh lây nhiễm.

– Kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn chứ không phải đối với các loại lây nhiễm như vi-rút, nguyên nhân gây cảm cúm.

– Không dùng kháng sinh theo người khác: Không dùng chung kháng sinh với người khác. Người khác có thể có những nhiễm khuẩn khác nhau và không thể dùng cùng loại kháng sinh như mình, điều này có thể dẫn đến kháng thuốc. Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

– Không tự ý dùng kháng sinh còn lại cho lần sử dụng sau. Bởi mỗi lần bệnh là những tác nhân gây bệnh khác nhau cần điều trị kháng sinh khác nhau.

– Dùng kháng sinh đúng thời điểm: Nếu được kê dùng kháng sinh, điều quan trọng bạn phải tuân thủ lời khuyên của bác sĩ là dùng kháng sinh như thế nào, thời điểm nào, dùng trong bao lâu.

Trẻ vào viện vì viêm hô hấp, vài giờ sau phổi đã trắng xóa vì kháng sinh "bó tay"

Kháng sinh là thuốc quan trọng nhưng việc dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ thế nào mới đúng thì không phải ai cũng nắm rõ


Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế chứ không nên tự ý điều trị, kê đơn thuốc kháng sinh cho trẻ. Nếu có lịch hẹn tái khám nên thực hiện đầy đủ tránh trường hợp bệnh chưa khỏi dứt điểm đã bỏ thuốc hoặc tiếp tục uống thuốc khi không cần thiết gây nguy hiểm cho con em mình.

Nên cho trẻ dưới 6 tuổi dùng kháng sinh dạng hỗn dịch vì bé dễ uống, không lo ngại vấn đề hóc thuốc, dùng liều được tính sát theo kilogam cân nặng. Nếu là thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng bột, khi sử dụng cần được pha hòa tan kỹ với nước tránh trường hợp pha ẩu chưa chưa tan đồng đều dễ khiến cho bé uống sai liều, tăng liều rất có hại.

Ngoài ra, phụ huynh lưu ý dùng nước đun sôi để nguội để pha kháng sinh. Nhiều bà mẹ thấy trời lạnh, thương con, cho thêm nước ấm để hòa tan kháng sinh, thậm chí cho vào lò vi sóng quay cho thuốc ấm lên. Mọi việc làm như vậy là sai vì thuốc sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ làm giảm tác dụng của thuốc.

>> Vitamin rất tốt nhưng ăn uống quá liều chẳng mấy mà sỏi thận, ung thư…

Tintuconline tổng hợp

Nguồn: TTOnline

Chưa có bình luận.