Thứ Năm, 09/02/2017 | 08:45

Trong trường hợp trẻ bị áp lực tâm lý dẫn tới sợ hãi không đi đại tiện gây ra táo bón. Trẻ bị táo bón kéo dài sẽ gây ra những tác động xấu cho sức khỏe.

Mới đây, cộng đồng mạng xã hội tỏ ra khá bức xúc vì hành động bạo hành của các cô giáo tại trường mầm non ở Hà Nội. Trong đoạn clip dài gần 2 phút ghi lại hình ảnh bé trai khoảng 2-3 tuổi đại tiện ra sàn bị cô giáo dùng dép đánh vào đầu và không ngừng quát mắng, dọa nạt.

Từ nội dung đoạn clip chia sẻ, rất nhiều bậc phụ huynh đã tỏ ra phẫn nộ trước những hành động bạo lực của cô giáo.

Nhiều phụ huynh còn cho rằng hành động đánh đập và dọa nạt của cô giáo có thể khiến cho các em nhỏ “sợ” phải nhịn đại tiện không giám đi tại lớp.Một số phụ huynh còn cho rằng, nhịn đại tiện lâu sẽ gây ra táo bón và những hậu quả xấu cho sức khỏe của trẻ nhỏ sau này.

Trẻ nhịn đại tiện: Không chỉ có nhiễm độc mà còn nhiều hậu quả khủng khiếp hơn thế

Trao đổi với bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn cho rằng, giáo dục trẻ bằng cách bạo hành đã triệt tiêu sự sáng tạo. Giáo dục bạo lực đẩy trẻ tới những nguy hiểm không chỉ tổn thương về mặt thể chất mà nguy hiểm nhất là gây ra những sang chấn tâm lý.

“Một đứa trẻ dưới 6 tuổi, cái tôi chưa được hình thành. Do vậy trẻ chưa thể ý thức được chuyện đi ngoài hay vệ sinh. Việc giáo viên dọa nạt đánh đập bắt trẻ nhỏ đi đại tiện đúng giờ, đúng nơi, đúng chỗ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với trẻ”, bác sĩ Phúc nói.

Khi trẻ bị những ức chế tâm lý kéo dài liên tục và lặp đi lặp lại sẽ dễ để lại những sang chấn tâm lý. Sẽ có những đứa trẻ sẽ vượt qua được những sang chấn tâm lý đó. Tuy nhiên, cũng sẽ có những đứa trẻ khó có thể vượt qua, để lại những ám ảnh về sau này.

“Những sang chấn tâm lý ở trẻ nhỏ được biểu hiện bằng cách trẻ chán ăn, ăn nhiều hơn (rối loạn ăn uống). Trẻ ngủ quá nhiều hoặc ngủ ít, ngủ không say giấc hay giật mình. Hay trẻ bị táo bón kéo dài dai dẳng”, bác sĩ Phúc phân tích.

Táo bón kéo dài gây tổn thương tâm lý cho trẻ

Đại tiện là một nhu cầu cần thiết của con người, khi chúng ta ăn vào thì phải được thải ra. Bị táo bón có nghĩa là các chất thải không được đào thải ra bên ngoài.

Trong trường hợp trẻ bị áp lực tâm lý dẫn tới sợ hãi không đi đại tiện gây ra táo bón. Trẻ bị táo bón kéo dài sẽ gây ra những tác động xấu cho sức khỏe.

Bác sĩ Trần Văn Phúc cho hay, những tác động về thể chất sẽ không thể bằng những tổn thương về mặt tâm lý. Đứa trẻ bị táo bón có thể dễ cáu gắt, hay khó chịu, vui buồn mất kiểm soát. Về lâu dài, táo bón gây ra nhiều những tổn thương của đại tràng, trực tràng, hậu môn; ví dụ như viêm loét, trĩ, thậm chí là những tổn thương ung thư sau này.

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook