Thứ Tư, 16/03/2016 | 13:10
Tìm hiểu chung về bệnh động mạch ngoại biênBệnh động mạch ngoại biên hay còn gọi là động mạch ngoại vi là tình trạng bệnh lý khi lòng động mạch bị co hẹp, dẫn đến máu lưu thông xuống các chi bị hạn chế. Thông thường, đây là một trong những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra bệnh còn có thể là hậu quả của loạn sản xơ cơ, viêm động mạch và huyết khối. Bệnh nhân thường xuyên bị đau khi cử động các chi, dẫn đến hạn chế vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong. Trong các trường hợp nặng, nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến u xơ, hoại tử, đoạn chi. Chúng ta hãy cùng yhocvn.net tìm hiểu chung về bệnh động mạch ngoại biên nhé.

Bệnh động mạch ngoại biên

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 70. Tuy nhiên, độ tuổi mắc bệnh có thể sớm hơn rất nhiều (50-60 tuổi) với những người có các yếu tố nguy cơ xơ vữa khác như:

–         Hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá.

–         Bị tiểu đường typ 2.

–         Có tiền sử mắc đau tim, đột quỵ hay thiếu máu não thoáng qua.

–         Hàm lượng cholesterol cao.

–         Tăng huyết áp.

Tìm hiểu chung về bệnh động mạch ngoại biên

Triệu chứng bệnh động mạch ngoại biên

–         Đi khập khiễng do đau bắp chân khi đi lại. Cơn đau có thể giảm khi dừng lại nghỉ ngơi.

–         Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, là người cao tuổi hay những người bị di chứng thần kinh, ít vận động sẽ không biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

–         Khi bệnh trở nặng có thể thấy chân tím tái, tê, yếu hay liệt chân.

Phương pháp chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên

–         Đo chỉ số ABI hoặc TBI.

–         Đo HA từng đoạn chi.

–         Ghi thể tích mạch.

–         Siêu âm Doppler, Duplex.

–         Cộng hưởng từ mạch máu.

Phương pháp điều trị bệnh động mạch ngoại biên

–         Dừng hút thuốc lá.

–         Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất đạm và cholesterol.

–         Giảm cân trong trường hợp bệnh nhân thừa cân.

–         Tích cực vận động, có các bài tập thể dục hợp lý và phù hợp. Có thể đi trên thảm lăn hoặc đi bộ bình thường, khi xuất hiện triệu chứng đau thì nghỉ đến khi hết đau. Tập khoảng 30-60 phút, 3 lần/tuần và tập liên tục trong 3 tháng.

–         Kiểm soát đường huyết, huyết áp, nồng độ cholesterol. Các chỉ số cần kiểm soát như: HbA1C (6-7%.); LDL (<100mg/dL); HDL, huyết áp (140/90mmHg).

–         Các thuốc điều trị triệu chứng chỉ có Cilostazol và Naftidrofuryl.

–         Bệnh nhân có thể được kê một số loại thuốc khác để giảm huyết áp và nồng độ cholesterol, giảm mỡ máu, chữa tiểu đường và chống tập kết tiểu cầu.

–         Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật như mở thông mạch máu bị tắc; tạo hình mạch đặt stent; cắt bỏ khối tắc nghẽn; bắc cầu động mạch ngoại biên…

Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu chung về bệnh động mạch ngoại biên để các bạn có thể tự bảo vệ bản thân và những người thân yêu quanh mình, giúp phát hiện ra bệnh sớm và có hướng xử trí điều trị thích hợp, mau khỏi bệnh.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook