Trong cơ thể chúng ta chứa rất nhiều độc tố không? Theo các chuyên gia mỗi một triệu chứng bất thường của cơ thể sẽ cảnh báo cơ quan tương ứng trong cơ thể bạn đang có vấn đề đấy. Nếu thường xuyên bị tê cánh tay, chân bị chuột rút hãy cẩn thận với cơ quan nội tạng của bạn nhé!
Bạn có biết trong cơ thể mình nơi nào chứa nhiều độc tố không?
Khi thận có vấn đề, bạn sẽ không thể nói được, giọng nói sẽ bị khàn đặc.
Khi tim có vấn đề, cánh tay trái của bạn sẽ bị mỏi, tê và đau.
Khi dạ dày có vấn đề bạn sẽ bị đau đầu.
Khi gan có vấn đề bạn sẽ dễ bị chuột rút khi đang ngủ tối.
Vậy chúng ta sẽ phải làm gì để thải độc ra khỏi cơ thể?
Hãy cùng xem bài viết sau đây.
Hiểu về thời gian biểu thải độc tự nhiên của các cơ quan
1. Từ 9-11 giờ tối là thời gian bài độc của hệ thống miễn dịch (lympha), thời điểm này nên ở những nơi yên tĩnh hoặc nghe nhạc.
2. Từ 11 giờ đêm – 1 giờ sáng là thời điểm bài độc của gan, cần thực hiện khi đang ngủ say.
3. Từ 1-3 giờ sáng là thời điểm bài độc của mật, cần thực hiện khi đang ngủ say.
4. Từ 3-5 giờ sáng là thời điểm bài độc của phổi vì thế với người bị ho thì đây là thời điểm ho dữ dội nhất, vì công việc bài độc đã đến phổi, không nên uống thuốc ho lúc này để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình bài độc.
5. Từ 5-7 giờ sáng là thời điểm thải độc của đại tràng, nên đi đại tiện vào thời điểm này.
6. Từ 7-9 giờ sáng là thời điểm ruột non hấp thu lượng lớn dưỡng chất vì thế không nên bỏ qua bữa sáng. Người bệnh nên ăn sáng lúc sớm trước 6:30 sáng, người khỏe mạnh thì nên ăn trước 7:30. Người thường xuyên không ăn sáng nên thay đổi thói quen này, cho dù là ăn muộn lúc 9-10 giờ thì cũng vẫn nên ăn.
7. Từ nửa đêm đến đến 4 giờ sáng là thời điểm tụy tạo máu vì thế phải ngủ sâu giấc, không nên thức đêm!
Cách giải độc cho từng bộ phận trên cơ thể
THẢI ĐỘC CHO DẠ DÀY
1. Vỗ ngoài da để giải độc dạ dày
Bạn dùng bàn tay, vỗ nhẹ từ vùng xương đòn, xuống ngực, vùng bụng, hai chân phía trước gõ đến mắt cá chân. Đây là một trong những cách thải độc dạ dày đơn giản, có thể thực hiện khi rảnh rỗi (chỉ tránh làm ngay sau bữa ăn). Dùng lực mạnh một chút để bạn cảm thấy hơi đau. Chỗ nào đau nhiều thì vỗ nhiều hơn, để giúp dạ dày hoạt động và thải độc thuận lợi.
2. Hãy giảm gánh nặng cho dạ dày
Thay vì ăn uống tùy tiện, bạn nên dành một chút thời gian quan tâm đến bữa ăn hàng ngày của mình. Đừng bao giờ nên ăn uống quá nhiều. Ăn quá no không phải là cách chăm sóc dạ dày hay sức khỏe của bạn.
Nên hạn chế ăn đồ ăn lạnh, socola và các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Duy trì việc đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya, giữ tâm trạng thoải mái là cách chăm sóc dạ dày hiệu quả nhất.
3. Ăn cháo đậu đỏ lúa mạch
Khi dạ dày tiêu hóa kém sẽ có biểu hiện nóng trong, đại tiện khó khăn, phân kém, da ra nhiều mồ hôi dầu và mọc nhiều mụn. Trong tình trạng này, bạn nên nấu món cháo đậu đỏ lúa mạch để ăn.
Món cháo được nấu từ nguyên liệu đậu đỏ, lúa mạch, thêm chút khiếm thực (hạt hoa súng) có tác dụng thanh nhiệt, giải ẩm, lợi tiểu. Phù hợp với những người gặp rắc rối ở hệ tiêu hóa, mùa hè hoặc khi trời mưa thì nên ăn thường xuyên.
Từ 7-9h sáng là thời gian vàng trong việc chăm sóc dạ dày. Đông y còn gọi đây là giờ thực (tức là giờ để ăn uống) vì thế, trong khung giờ này bạn nên dành thời gian để ăn sáng – bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.
Bữa ăn sáng hoàn hảo để chăm sóc dạ dày chính là ăn các món nóng ấm, như các loại cháo hay bún phở mì miến. Đậu nành, sữa là những món không nên thiếu trong bữa sáng. Nếu ăn đồ quá lạnh hoặc quá nhiều dầu mỡ trong bữa sáng sẽ làm triệt tiêu một ngày tốt lành nhất của dạ dày.
THẢI ĐỘC CHO GAN
1. Thải độc cho gan bằng nước mắt
Nước mắt chảy ra không chỉ giúp bạn vơi đi nỗi buồn, mà có có lợi ích bất ngờ với sức khỏe. Khi tâm trạng bất ổn, bạn có thể khóc để cho những giọt nước mắt rơi xuống, ví dụ như xem phim cảm động, tiếp xúc với hành cay, bạn hãy để nước mắt chảy tự nhiên. Đây chính là một cách giải độc cho gan không phải ai cũng biết.
Thời gian từ 1-3 giờ là khung “vàng” để chăm sóc gan. Điều bạn nên làm là tắt đèn đi ngủ trước 11h đêm, để đảm bảo rằng từ 1-3h là thời khắc bạn đang ngủ sâu nhất, tạo điều kiện
2. Trà chanh, kỷ tử chính là món đồ uống tốt nhất để dưỡng gan
Thực phẩm màu xanh lá cây chính là món ăn tốt nhất cho gan để thúc đẩy quá trình thải độc, giảm sự ứ trệ và tăng khả năng bài tiết.
Trong đó, dùng chanh tươi cắt thành lát cho vào nước uống như trà là một giải pháp tối ưu. Ngoài ra có thể pha trà kỷ tử và hoa cúc để uống cũng mang lại tác dụng bảo vệ gan, nâng cao chức năng gan trong việc thải độc.
Bên cạnh đó, khoai lang, ngô, rong biển, táo, sữa, hành tây, bí xanh, là những thực phẩm phù hợp để chăm sóc gan, ăn thường xuyên những món này sẽ tăng khả năng giải độc gan.
THẢI ĐỘC CHO THẬN
Đồ ăn giúp thải độc cho thận: bí xanh
Bí xanh có hàm lượng nước cao, ăn vào sẽ kích thích thận bài tiết nước tiểu, từ đó dẫn các chất độc thải ra ngoài.
Bí xanh có thể nấu canh hoặc xào, nên nấu nhạt, không nên ăn mặn.
Thực phẩm giúp kháng độc cho thận: Củ từ
Củ từ rất tốt cho cơ thể, nhiều chất bổ dưỡng nhưng tốt nhất vẫn là cho thận. Thường xuyên ăn củ từ sẽ giúp tăng khả năng bài độc của thận.
Củ từ chiên là một món ăn rất tốt. Ăn củ từ chiên giúp tăng khả năng kháng độc của thận.
Thời điểm bài độc tốt nhất cho thận:
Thời điểm bài độc tốt nhất của thận là 5~7 giờ sáng, cơ thể qua một đêm làm việc, đến sáng toàn bộ chất độc đều tập chung ở thận, vì thế sáng ngủ dậy nên uống một cốc nước lọc để “rửa” thận.
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.