Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Cha mẹ lạm dụng các bài thuốc dân gian hay thiếu hiểu biết trong cách chữa trị có thể khiến bệnh nặng hơn,.
Trẻ dưới 3 tuổi, trung bình mỗi năm sẽ mắc 1- 3 đợt bệnh tiêu chảy. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ em mắc bệnh này, trong đó có từ 1,5-2,5 triệu trường hợp tử vong, chủ yếu dưới 2 tuổi và sống tại những nước đang phát triển.
Tiêu chảy ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, vi rút và kí sinh trùng. Việc nhận biết không chính xác nguyên nhân thường dẫn đến tư tưởng chủ quan và cách điều trị sai.
Điều đó khiến trẻ bị mất nước, gây rối loạn điện giải, co giật, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, khi bé có dấu hiệu mắc bệnh, gia đình cần bù nước, điện giải sớm, làm hạn chết sự mất nước của cơ thể.
Đặc biệt, sai lầm trong phương pháp điều trị hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian như sử dụng lá ổi xanh khi không hiểu đúng về cơ chế gây bệnh sẽ làm cho trẻ ngày càng nặng hơn.
Trong chương trình Giờ gia đình (VTV2), bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Linh, khoa Nhi, Bệnh viên đa khoa Quốc tế Vinmec, cho biết: “Trong búp là ổi xanh có chứa chất tanin, có tác dụng làm săn niêm mạc ruột, ngay tức khắc làm ngưng tình trạng đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm chỉ là giả tạo.
Nguyên nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng vẫn tồn đọng trong lòng ruột. Điều này có thể làm tình trạng bệnh kéo dài và nặng hơn”.
Trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm để khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Chưa có bình luận.