Chủ Nhật, 12/08/2018 | 04:49

Thoát vị đĩa đêm

Thoát vị đĩa đệm hiện đang là căn bệnh phổ biến, kéo dài dai dẳng, ngày càng khó điều trị. Bệnh này không chỉ khiến cuộc sống của nhiều người bị giảm chất lượng mà có thể gây nhiều biến chứng nặng nề như đau lưng, đau gối, khó khăn trong việc vận động.

Thoát vị đĩa đệm không chỉ là bệnh của người già mà hiện tại bệnh này ngày càng trẻ hóa. Vậy, thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện, cách phòng tránh và điều trị bệnh này như thế nào? Tất cả đều được chúng tôi tổng quan trong bài viết dưới đây, mọi người cùng tìm hiểu nhé!

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng chất nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép dây thân kinh và ống xương gây ra những cơn đau dai dẳng từ ngày này sang ngày khác. Nếu để lâu, bệnh sẽ phát triển nhanh, vị trí đĩa đệm giữa hai đốt sống của bệnh nhân xê dịch khỏi vị trí trung tâm khiến cơn đau dữ dội hơn.

Thoát vị đĩa đệm không chừa một ai

Đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép dây thân kinh và ống xương gây ra những cơn đau dai dẳng

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm bị thoái hóa:

Bất kì cơ quan nào trên cơ thể, theo thời gian và tuổi tác đều bị thoái hóa, đĩa đệm cũng không ngoại lệ. Độ tuổi có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao là từ 30 đến 50 tuổi do thành phần của nước cũng như khả năng đàn hồi bên trong nhân tủy giảm dần, chất nhày bị khô, sụn bị thoái hóa gây rách sợi mô bao bên ngoài đĩa đệm khiến đĩa đệm không còn dẻo dai.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, chỉ cần vận động mạnh là đã khiến cột sống đau nhức, đĩa đệm bị vỡ, chất nhày thoát ra ngoài ống xương, chèn ép dây thần kinh gây khó chịu cho người bệnh.

Lao động, vận động sai tư thế

Tư thế lao động không đúng (mang vác quá nặng, ngồi quá lâu) cũng là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị rạn nứt. Với vật nặng, bạn cần ngồi xuống và từ từ bê lên, nhiều người lại tạo cho mình thói quen cuối cong người, dồn lực vào cột sống bê vật nặng gây tổn thương đốt sống và đĩa đệm. Không những thế, những tư thế sai sau đây cũng có thể khiến cột sống bị tổn hại.

– Ngồi cong vẹo cột sống

– Tập thể dục quá sức, không đúng cách, sai động tác

– Cố gắng kiễng chân lên với vật ở trên cao

– Cố với vật ở xa

Mang thai:

Mang thai là giai đoạn rất khó khăn của phụ nữ, cân nặng tăng nhanh tạo áp lực lên cột sống, xương chậu, chèn ép đĩa đệm gây bệnh xương khớp. Không những thế, sự thay đổi nội tiết tố khiến dây chằng, xương khớp cũng như hệ cơ bị suy yếu, chức năng chống đỡ của cột sống suy giảm khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao.

Do tai nạn giao thông, lao động:

Tai nạn giao thông với những chấn thương, va đập mạnh cũng khiến bạn dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi gặp tác động mạnh, đĩa đệm ở cột sống rất dễ trượt ra ngoài vị trí trung tâm và chèn vào dây thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm không chừa một ai

Chấn thương, va đập mạnh cũng khiến bạn dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Do di truyền:

Nếu bố mẹ bạn mắc thoát vị đĩa đệm hay có cấu trúc đĩa đệm bất thường thì con cái cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này cao hơn người bình thường.

Do một số bệnh lý cột sống bẩm sinh:

Một số trường hợp đặc biệt, người mắc bệnh cột sống bẩm sinh như lưng gù, vẹo, gai cột sống, thoái hóa cột sống cũng khiến khả năng mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn.

Tăng cân, béo phì:

Khi cơ thể tăng cân quá nhanh, vượt quá sức tải của cơ thể khiến sức nặng đè lên xương, đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu gây rạn nứt hoặc rách sợi bọc đĩa đệm khiến nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao.

Biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm

Một trong những biểu hiện thường xuyên của bệnh thoát vị đĩa đệm đó là đau nhức dai dẳng, âm ỉ. Tùy vào vị trí thoát vị mà những biểu hiện sẽ khác nhau, tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở hai vùng sau:

– Bệnh thoát vị cột sống cổ: Triệu chứng ở vùng này là đau dọc vùng gáy, đau hai bả vai và cánh tay. Nhiều người còn có cảm giác tê cánh tay gây mất cảm giác ở bàn tay và cánh tay. Không những thế, bệnh nhân còn cảm thấy đau ở đỉnh đầu, hoa mắc, chóng mặt và đau tức ở hốc mắt.

–  Bệnh thoát vị cột sống lưng: Triệu chứng ở vùng này thường đau ở vùng thắt lưng, liên sườn. Nhiều người bệnh còn cảm thấy đau tức vùng mông gây tê bì chân dẫn đến chuột rút, mất cảm giác chân khi cúi, ngửa người… Khi ngồi lâu, người bệnh xuất hiện những cơn đau dữ dội và phải nằm bất động thời gian dài.

Những biện pháp phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm

Để không mắc phải căn bệnh này, đầu tiên bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để từ đó tìm cho mình những cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Nếu công việc của bạn thường xuyên phải đứng hoặc ngồi quá lâu như công nhân, nhân viên văn phòng thì việc thay đổi tư thế thường xuyên và vận động nhẹ là điều rất cần thiết. Nếu bạn đã có dấu hiệu đau nhức cột sống thì nên nghỉ ngơi và xoa bóp, chườm nóng vai, cổ, lưng để hệ xương thư giản.

Còn nếu bạn làm những công việc sử dụng chân tay và mang vác nặng thì không nên quá sức mà nên chia nhỏ lượng công việc để phù hợp với sức chịu đựng của hệ xương. Bên cạnh đó, không nên gây áp lực quá lớn lên xương, tư thế lao động đúng để hạn chế tình trạng đĩa đệm bị trượt khỏi vùng trung tâm.

Chất dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu đễ phòng ngừa thoát vị đĩa đệm. Nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin, kháng chất hay canxi để có bộ xương chắc khỏe. Không nên sử dụng các loại thực phẩm dầu mỡ, chất bảo quản cao hay đồ uống có cồn vì chúng gây tiêu hao canxi trong xương.

Nếu bạn là người có lối sinh hoạt khoa học thì tập thể dục thể thao là cách giúp hệ xương chắc khỏe. Những môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, chạy bộ hay cầu lông, bóng đá… giúp ích rất nhiều cho xương cốt dẻo dai, hạn chế bệnh tật.

Giải pháp điều trị triệt để căn bệnh thoát vị đĩa đệm

Nhiều chuyên gia về xương khớp cho biết, để điều trị tốt bệnh thoát vị đĩa đệm thì cần tác động vào cơ chế bệnh sinh tức giải quyết từ nguyên nhân gây ra bệnh, hồi phục thương tổn. Điều này giúp tái tạo sụn khớp, xương dưới sụn và bổ sung chất nhầy để ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn. Nếu để bệnh quá lâu, chỉ còn cách duy nhất đó là phẩu thuật thì mới chữa khỏi bệnh này.

Vật lý trị liệu

So với nhiều phương pháp hiện nay, vật lý trị liệu giúp bệnh nhân thoát khỏi những cơn đau dai dẳng nhanh chóng. Các bác sĩ sẽ dùng áp lực chỉnh nén xương nhẹ nhàng, điều chỉnh sai lệch cột sống trở về vị trí ban đầu, giảm áp lực đè lên dây thần kinh, loại bỏ các cơn đau mà không cần sử dụng thuốc hay cao dán.

Thoát vị đĩa đệm không chừa một ai

Chỉnh nén xương nhẹ nhàng, điều chỉnh sai lệch cột sống trở về vị trí ban đầu

Xoa bóp, châm cứu

Xoa bóp và bấm huyệt đang là phương pháp được ưa chuộng hiện nay bởi nó hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khá tốt. Bạn có thể xoa bóp lưng, cổ, đầu gối mỗi ngày, bất cứ khi nào bạn cảm thấy đau, tốt nhất bạn nên massage những vị trí đau trước khi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn.

Hiện tại, rất nhiều phòng khám Đông y sử dụng phương pháp châm cứ, giảm đau nhức. Phương pháp này rất phù hợp cho những người vận động mạnh, làm việc quá sức hay tính chất công việc phải mang vác nặng nề.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những bài thuốc nam mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh có thể kể đến những loại thuốc như rượu ngâm thuốc, ngải cứu sao với muối biển đắp lên vị trí đau hay sử dụng lá thuốc sắc uống mỗi ngày.

Luyện tập thể dục

Yoga, những bài tập đơn giản như chạy bộ, bơi lội rất tốt cho hệ xương. Tập luyện đúng cách giúp xương khớp thư giãn, đề phòng thoát vị đĩa đệm.
Bạn không nên chơi những môn thể thao vận động quá mạnh mà chỉ nên thực hiện những động tác đơn giản, nhẹ nhàng theo hướng dẫn của giao viên phòng gym nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thoát vị đĩa đệm không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình vận động mà còn có khả năng tác động tiêu cực lên não bộ, làm teo cơ, mất khả năng kiểm soát tiểu tiện, tê liệt tứ chi… Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là căn bệnh phổ biến và gây nhiều phiền toái cho chúng ta vì thế khi mắc bệnh hãy nhanh chóng tìm cho mình biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Yhocvn.net (Theo Sống Khỏe)

+ 6 bệnh nguy hiểm sinh ra khi ngồi 10 tiếng/ngày

+ Đau cột sống do những thói quen hàng ngày mà bạn không để ý

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook