Ngày cận Tết lo mua thịt cá, rau quả, bánh kẹo… không ai nghĩ đến thuốc để phòng thân cả, bởi Tết ai lại nghĩ đến chuyện “xui xẻo”.
Ước khoảng 10% số người dân bị đái tháo đường (ĐTĐ) và 14% bị cao huyết áp. Những bệnh này đòi hỏi phải dùng thuốc hàng ngày. Trước Tết, cần kiểm xem mình đủ thuốc dùng hay không nếu tính thấy thiếu thì nên đi khám, mua đủ dùng trong và sau Tết.
Ảnh minh hoạ. |
Đối với người ĐTĐ, ngày thường, thầy thuốc căn cứ vào chế độ ăn, chế độ hoạt động (bao gồm cả tập thể đục), cho một liều thuốc ĐTĐ thích hợp để khi cộng tất cả sự tăng, giảm nói trên lại thì người bệnh sẽ có mức đường huyết gần với mức của người bình thường.
Nếu ngày Tết ăn quá nhiều mà lại nghỉ ngơi hoàn toàn không hoạt động gì, dù uống đủ thuốc đường huyết vẫn có thể tăng. Do đó, ngồi vào mâm nên nói chuyện nhiều hơn và chỉ ăn vừa đủ, có thể không hoạt động gì thì bù vào nên đi lại thăm viếng và vẫn phải uống thuốc ĐTĐ như ngày bình thường (đúng giờ, đúng liều). Nếu ngày hôm trước vì mải vui mà quên uống thuốc thì hôm sau không đươc bù bằng cách uống liều gấp đôi, vì việc tăng liều gấp đôi này sẽ làm hạ đường huyết đột ngột, gây hạ huyết áp, trụy mạch.
Đối với người cao huyết áp cũng phải dùng thuốc huyết áp như ngày bình thường (đúng giờ, đúng liều) và cũng cố gắng thực hiện chế độ ăn và hoạt động theo chế độ cho người bệnh cao huyết áp. Nếu hôm trước mải vui mà quên uống thuốc thì hôm sau cũng không được uống liều gấp đôi để bù, vì làm như vậy sẽ dẫn tới hạ huyết áp đột ngột, trụy mạch.
Trong những ngày Tết có khi sự lo lắng, vui mừng, hay tiếp xúc làm cho căng thẳng mất ngủ, không nên cảm nhận mình bị tăng huyết áp cao mà tự ý tăng liều dùng vì sẽ gây tai biến như trên, chỉ cần nghỉ ngơi yên tĩnh thì sẽ giảm các triệu chứng đó.
Những thuốc cần có trong dịp tết:
– Thuốc chống nôn tàu xe: chlopheniramin, cetirizin loratadin, fexofenadin.
– Thuốc hạ sốt: paracetamol…
– Thuốc rối loạn tiêu hóa: viên than (carbophos), bactrim, berberin…
Theo DS Bùi Văn Uy/Sức Khoẻ Đời Sống
Nguồn: Zing
Chưa có bình luận.