Thứ Năm, 23/08/2018 | 16:02

Tăng huyết áp ác tính là một thể rất nặng của tăng huyết áp, xảy ra ở người trẻ tuổi và rất dễ dẫn tới tử vong.

Tăng huyết áp ác tính là cơn tăng huyết áp đột ngột. Số huyết áp cao tối đa từ 220 Hg trở lên.

Chẩn đoán tăng huyết áp ác tính

Các bác sĩ sẽ căn cứ vào việc khám lâm sàng kết hợp với đo huyết áp. Có thể xác định tổn thương các cơ quan

Xét nghiệm ure máu đo lượng chất thải của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Creatinin là sản phẩm của quá trình chuyển hóa creatin trong các cơ. Thận có đảm nhận nhiệm vụ thải các chất này ra khỏi cơ thể. Khi thận không hoạt động hay có dấu hiệu tổn thương, các chỉ số này sẽ thay đổi. Ngoài ra cũng còn một số xét nghiệm khác như:

+ Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ tổn thương tim

+ Siêu âm tim đánh giá chức năng tống máu của tim

+ Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá chức năng thận

+ Điện tâm đồ đánh giá hoạt động điện thế của cơ tim

+ Siêu âm thận

+ Khám mắt

+ CT Scaner sọ não hoặc MRI sọ não để kiểm tra xem có xuất huyết não hoặc nhồi máu não hay không

+ X-quang ngực để đánh giá tim và phổi

Các biến chứng xảy khi có cơn tăng huyết áp ác tính

+ Mắt: xuất tiết, xuất huyết võng mạc.

+ Tim: To ra nhanh, suy tim (phù, gan to, khó thở)

+ Thận: Suy thận nặng (Urê máu tăng Protein niệu nhiều, có hồng cầu bạch cầu, trụ hạt trong nước tiểu)

+ Toàn thân: xanh nhợt, nhức đầu dữ dội, có thể xuất huyết dưới da niêm mạc.

Tăng huyết áp ác tính ít khi là tiên phát.

Tổn thương chủ yếu trong tăng huyết áp ác tính là: viêm hoại tử tiểu động mạch thận (Renail – necrotizing arteriotilis), tăng Urê máu và tử vong trong vòng một năm nếu không được điều trị.

Tăng hụyết áp kịch phát tiến triển nhanh, xảy ra ở bất kỳ loại tăng huyết áp nào, do bất kỳ nguyên nhân nào, tăng huyết áp ác tính là giai đoạn cuối của tăng huyết áp ban đầu lành tính, là giai đoạn sau của suy thận do viêm hoại tử động mạch thận. Đôi khi là do kết hợp với u tủy, thượng thận. (Pheochromocytoma) hoặc với cường aldosteron tiên phát (Primary hyperal dosterolnism)

Theo Goldberger: cơn tăng huyết áp ác tính ở bệnh nhân có huyết áp bình thường trước đó thường là do:

– Viêm vi cầu thận cấp

– Phản ứng thuốc đối với chất ức chế men Mono Amine Oxydase (MAO)

– Nhiễm độc thai nghén

Cơn tăng huyết áp ác tính xẩy ra ở bệnh nhân đã có tăng huyết áp mãn tính nguyên nhân thường gặp nhất là:

+ Viêm cầu thận

+ Viêm bể thận (Pyelonephritis)

+ Bệnh mạch máu (Collagen Vascular disease)

Tăng huyết áp do mạch máu thận, tủy thượng thận có thể gây tình trạng tăng cấp tính hoặc mãn tính.

Khi ngừng thuốc clonidin (catapress) đột ngột sau một thời gịan dài sử dụng: huyết áp có thể tăng vọt lên. Sau ngừng đột ngột Methyldopa, propranolol cũng có thể gây tình trạng tương tự. Các tình trạng về tặng huyết áp cấp cứu có thể là:

+ Bệnh não tăng huyết áp

+ Phóng thích đột ngột Catecholamin gây tăng huyết áp.

+ Tăng huyết áp đi kèm với xuất huyết nội sọ

+ Tăng huyết áp đi kèm với phù phổi cấp

+ Tăng huyết áp đi kèm với bệnh thận (thường là viêm cầu thận cấp)

+ Phình bóc tách cấp tính động mạch chủ.

+ Sản giật, tiền sản giật.

Điều trị tăng huyết áp ác tính

Tăng huyết áp ác tính đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh, vì vậy cần được cấp cứu và xử trí ngay lập tức. Quan trọng nhất là phải hạ được huyết áp một cách an toàn để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị thông thường bao gồm sử dụng thuốc hạ huyết áp, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Dùng đường tĩnh mạch sẽ cho hiệu quả ngay lập tức, và những biện pháp điều trị này phải được thực hiện tại phòng cấp cứu của cơ sở y tế.

Khi huyết áp đã ổn đinh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc huyết áp để bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp tại nhà.

Bệnh huyết áp là bệnh để lại nhiều di chứng lên các cơ quan khác của bạn nếu không được theo dõi điều trị. Vì vậy không nên chủ quan với bệnh này.

Yhocvn.net

Bài cùng chủ đề: Phân biệt tăng huyết áp cấp cứu, tăng huyết áp khẩn để điều trị

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook