Tác dụng phụ sau tiêm vắc xin covid-19 và những trường hợp bất thường khác
Những tác dụng phụ phổ biến bao gồm:
Trên cánh tay nơi được tiêm:
+ Đau,
+ Mẩn đỏ
+ Sưng tấy
Trên các phần còn lại của cơ thể cũng bị ảnh hưởng cụ thể:
+ Mệt mỏi
+ Đau đầu
+ Đau cơ
+ Ớn lạnh
+ Sốt
+ Buồn nôn.
Lời khuyên hữu ích để giảm bớt tác dụng phụ
Để giảm bất kỳ cảm giác đau và khó chịu nào có thể xảy ra sau khi tiêm vắc-xin covid-19. Hãy trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc không kê toa như ibuprofen, acetaminophen, aspirin, hoặc kháng histamine, có thể sử dụng các loại thuốc này để giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin nếu không có lý do nào hay chỉ định nào khác cho việc không dùng thuốc.
Các chuyên gia, bác sĩ đều không khuyến nghị dùng thuốc này trước khi tiêm chủng vì mục đích ngăn chặn tác dụng phụ. Tác dụng phụ như trên trong trường hợp này là nên có vì đó làm phản ứng phòng vệ của cơ thể đối với vi rút.
Để giảm đau, cảm giác khó chịu ở vị trí tiêm
+ Áp khăn sạch, mát và ẩm lên khu vực đó.
+ Tập thể dục cho cánh tay.
Để giảm cảm giác khó chịu do sốt
+ Uống thật nhiều nước.
+ Mặc trang phục nhẹ nhàng.
Tác dụng phụ sau mũi tiêm thứ hai có thể nhiều hơn tác dụng phụ gặp phải sau mũi thứ nhất. Những tác dụng phụ này là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang tạo hàng rào bảo vệ. Hiện tượng này sẽ hết trong vòng vài ngày.
Lưu ý sau khi tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 2
Theo nghiên cứu, tiêm mũi 2 vắc xin Covid của công ty Astrazeneca sẽ ít có phản ứng phụ hơn so với liều thứ 1.
Nhiều kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, người lớn tuổi có xu hướng ít có tác dụng phụ sau tiêm đáng lo ngại so với người trẻ do hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi không có phản ứng mạnh, hoặc nhận thức về cơn đau của người lớn tuổi cao hơn người trẻ.
Một số trường hợp có phản ứng mạnh sau khi tiêm vắc xin covid-19
Phản ứng phản vệ là trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bất kỳ ai bị phản ứng phản vệ đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cảnh báo, những người bị sốc phản vệ sau lần tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai. Các triệu chứng sốc phản vệ được cảnh báo bao gồm:
+ Mày đay, phù mạch nhanh.
+ Khó thở, tức ngực, thở rít.
+ Đau bụng hoặc nôn.
+ Tụt huyết áp hoặc ngất.
+ Rối loạn ý thức.
Khi nào nên gọi bác sĩ, cấp cứu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định, biến chứng nghiêm trọng do vaccine gây ra là cực kỳ hiếm gặp, trong khi lợi ích do vaccine, tiêm chủng mang lại lớn hơn rất nhiều. Khi gặp các phản ứng phản vệ dưới đây, người được tiêm vaccine cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán nguyên nhân nhằm xử trí và điều trị kịp thời.
+ Sốt cao (>38 độ):
Nên uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt an toàn, mặc thoáng, lau mát với nước ấm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng.
+ Co giật:
Co giật có thể kèm sốt hoặc không, dùng thuốc chống co giật theo đúng phác đồ xử trí co giật.
+ Áp xe:
Có thể là áp xe vô khuẩn hoặc áp xe nhiễm khuẩn, rò dịch. Trường hợp áp xe do nhiễm khuẩn, nên dùng thuốc kháng sinh điều trị.
+ Nhiễm khuẩn huyết:
Biến chứng trầm trọng và nguy hiểm nhất là sốc nhiễm trùng. Cần đến bệnh viện sớm để điều trị sốc theo phác đồ, tránh các biến chứng.
+ Phản ứng quá mẫn cấp tính:
Trong trường hợp phản ứng nặng nên xử trí như trường hợp phản ứng phản vệ.
+ Huyết khối:
Đau đầu dai dẳng, dữ dội, triệu chứng thần kinh khu trú, co giật, hoặc mờ hoặc nhìn đôi, khó thở hoặc đau ngực, đau bụng hoặc đau bụng dữ dội, đau, phù chi dưới, có thể biểu hiện chảy máu, xuất huyết da, hoặc xuất huyết nội tạng.
+ Phản ứng phản vệ:
Do nhiều nguyên nhân gây ra, thường có triệu chứng như vật vã, mẩn ngứa, ban đỏ, mề đay, mạch khó bắt, huyết áp tụt, đau bụng, khó thở, co giật… Cần đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.
Yhocvn.net (Theo CDC)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ 7 lầm tưởng về tiêm vắc xin COVID-19 được các chuyên gia bóc mẽ
+ Điều trị Covid-19 (coronavirus): những ảnh hưởng lâu dài
+ Covid-19 (SARS-coV-2): Quy trình phân loại cách ly
Chưa có bình luận.