Thứ Hai, 23/03/2020 | 16:55

Sự nguy hiểm của bệnh viêm giáp sau sinh là gì, có một số biến chứng xảy khiến bệnh nhân phải điều trị lâu dài.

Viêm tuyến giáp sau sinh là Là một rối loạn tự miễn, đặc trung bới tình trạng tuyến giáp bị viêm và bị phá hủy, gây ra bởi các tự kháng thể, có thể gặp ở 5%-10% các thai phụ, thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 1 đến tháng thứ 4 sau khi sinh hoặc trong năm đầu tiên sau khi sinh bé. Khoảng 2/3 bệnh nhân sẽ trở lại trạng thái bình giáp và 1/3 sẽ có suy giáp từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 sau sinh. Tình trạng này dễ bị nhầm lẫn với những stress hay những rối loạn tâm thần sau sinh.

Với phần lớn phụ nữ mắc bệnh này, chức năng của tuyến giáp sẽ trở lại bình thường sau 12-18 tháng từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, có một số biến chứng xảy khiến bệnh nhân phải điều trị lâu dài.

Triệu chứng của viêm giáp sau sinh

Quá trình viêm tuyến giáp sau sinh trải qua 2 pha. Đầu tiên tuyến giáp bị viêm sản xuất nhiều hormon giáp gây các triệu chững của cường giáp như:

– Mệt mỏi

– Đánh trống ngực (Tim đập nhanh và mạnh)

– Dễ tức giận

– Sụt cân mà không có nguyên nhân rõ ràng

– Kinh nghuyệt không đều

– Chịu nóng kém, sợ nóng

– Giọng nói thay đổi

– Lo âu

– Run cơ

– Mất ngủ

– Suy giảm ham muốn tình dục

Giản thính lực

Những triệu chứng này thường xảy sau sinh 1 – 4 tháng và kéo dài 1 – 3 tháng. Sau đó, các tế bào giáp trở lên kém hoạt động dẫn đến pha 2 với các triệu chứng của suy giáp như:

– Cảm giác mệt mỏi, nhức mỏi

– Sợ lạnh

– Táo bón

– Da khô

– Rụng tóc

– Kém tập trung

– Nhức mỏi và đau cứng cơ khớp

Những triệu chứng này sảy ra sau sinh 4-8 tháng và có thể kéo dài 9-12 tháng. Tuy nhiên bạn phải cần biết rằng đôi khi viêm tuyến giáp sau sinh chỉ có các biểu hiện của suy giáp hoặc cường giáp mà không phải 2 pha như trên. Triệu chứng bao gồm trầm cảm, rối loạn trí nhớ và tập trung; giai đoạn này thường thấy bướu giáp hơn là giai đoạn nhiễm độc giáp.

Nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến giáp sau sinh

Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp sau sinh vẫn chưa được biết một cách chính xác. Tuy nhiên những phụ nữ mắc bệnh thường có nồng độ kháng thể kháng giáp cao hơn bình thường khi mang thai và sau khi sinh. Vì thế người ta cho rằng những phụ nữ này có bệnh tuyến giáp tự miễn nền nào đó, khi mang thai, hệ miễn dịch bị rối loạn, là một nhân tố khiến cho bệnh bùng phát.

Các biện pháp điều trị suy tuyến giáp sau sinh

Theo thống kê, có khoảng 80% bệnh nhân viêm tuyến giáp sau sinh sẽ trở lại bình thường sau 1 năm. Vì vậy, nếu triệu chứng pha cường giáp không rõ thì không cần điều trị. Nếu triệu chứng rõ ràng, nên điều trị giảm triệu chứng bằng thuốc chẹn beta giao cảm.

Ở pha suy giáp thường không cần điều trị. Nếu pha suy giáp kéo dài, triệu chứng suy giáp rõ thì nên điều trị bằng thuốc levothyroxine và nên ngừng sau 6 – 9 tháng dùng thuốc để đánh giá lại tình trạng tuyến giáp.

Có thể điều trị bằng T4 thay thế khoảng 12-18 tháng, sau đó có thể giảm liều từ từ.

Khoảng 10%-30% bệnh nhân có rối loạn tuyến giáp sau sinh sẽ bị suy giáp vĩnh viễn.

Phòng ngừa viêm tuyến giáp sau sinh

Những phụ nữ đã có tiền sử bị rối loạn tuyến giáp sẽ được bác sĩ tư vấn một chế độ ăn kiêng thích hợp để phòng ngừa viêm tuyến giáp sau sinh. Và đối với những người muốn phòng ngừa rối loạn tuyến giáp sau sinh thì có thể áp dụng những phương pháp sau:

+ Ăn uống hợp lý: Bổ sung thêm trái cây, ngũ cốc, thịt nạc vào chế độ ăn. Các thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe và sữa mẹ;

+ Tập thể dục sau sinh: Khởi đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng, sau tăng dần cường độ theo tình trạng sức khỏe bản thân;

+ Ngủ đủ giấc: Có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và khả năng sản xuất sữa mẹ. Nếu bị cường giáp, chị em cần hạn chế ăn những thực phẩm nhiều iot và chế phẩm từ sữa như cá biển, cua biển, tảo biển, muối iot, nước mắm, cải xoong, bơ, kem, phô mai, sữa chua,… và khám sức khỏe định kỳ và tầm soát các bệnh lý về viêm tuyến giáp để nhận được lời khuyên thích hợp của bác sĩ chuyên khoa.

Khi khám có thể thấy biếu giáp, bệnh nhân có thể thấy mệt va đánh trống ngực.­­­­ Propylthiouracil không hiệu quả nhiều và điều trị chủ yếu nhằm giảm triệu chứng bằng các loại alpha-blocker.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ :

+ Hội chứng suy tuyến giáp

+ Khi nào cần điều trị cắt bỏ u tuyến giáp

+ Viêm tuyến giáp thầm lặng

+ Hội chứng cường chức năng tuyến giáp

+ Bệnh nhân tuyến giáp tại sao phải né cà phê?

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook