Thứ Hai, 08/01/2018 | 10:30

Sinh non là gì? Nguyên nhân gây ra sinh non ra sao? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa về việc sinh non?

Sinh non thường xảy ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ, trong khi đó một thai kỳ bình thường kéo dài đến khoảng 40 tuần. Sinh non khiến em bé có ít thời gian phát triển trong tử cung hơn bình thường. Sinh càng non, em bé càng có nhiều biến chứng sức khỏe.

Tùy thuộc vào em bé được sinh sớm ra sao, sinh non gồm các loại:

Sinh non trễ: sinh ra giữa tuần 34 và 36 của thai kỳ;

Sinh non vừa: sinh ra giữa tuần 32 và 34 của thai kỳ;

Sinh rất non: sinh ra dưới tuần 32 của thai kỳ;

Sinh cực kỳ non: sinh ra lúc hoặc trước tuần 25 của thai kỳ.

Hầu hết các trường hợp xảy ra đều là sinh non trễ.

Các nguyên nhân gây sinh non?

Có rất nhiều nhân tố làm gia tăng nguy cơ sinh non. Các mẹ nên thận trọng xem xét những trường hợp dưới đây:

Sinh non là gì?

Mẹ hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động

Quá nặng cân hoặc quá gầy yếu trước khi mang thai

Không được chăm sóc tiền sản tốt

Độ tuổi mang thai quá trẻ (dưới 15) hoặc quá lớn tuổi (trên 40).

Uống rượu hoặc dùng chất kích thích khi đang mang thai

Có vấn đề về sức khoẻ như cao huyết áp, tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường, rối loạn đông máu hoặc bệnh truyền nhiễm.

Thai nhi bị dị tật, khiếm khuyết bẩm sinh

Thụ tinh trong ống nghiệm

Sinh đôi hoặc đa thai khác.

Gia đình hoặc bản thân có tiền sử sinh non

Mang thai quá sớm sau khi vừa sinh con.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng sinh non?

Nếu nghi ngờ bạn có thể gặp tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp như:

Theo dõi nhịp thở và nhịp tim. Bác sĩ sẽ theo dõi nhịp thở, nhịp tim và chỉ số huyết áp của bé thường xuyên;

Lượng dịch vào ra. Bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận lượng dịch được đưa vào lúc ăn, dịch truyền tĩnh mạch, dịch bị mất thông qua tã ướt, làm xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác;

Xét nghiệm máu. Mẫu máu có thể được phân tích để đếm tế bào hồng cầu và kiểm tra xem có thiếu máu không;

Siêu âm tim. Siêu âm tim để kiểm tra các vấn đề chức năng tim của bé;

Siêu âm. Siêu âm có thể được thực hiện để kiểm tra xem có xuất huyết não hoặc tích tụ dịch hay không và để kiểm tra các cơ quan trong bụng xem có vấn đề ở đường tiêu hóa, gan hoặc thận hay không;

Khám mắt. Bác sĩ nhãn khoa có thể khám mắt và thị lực của bé để kiểm tra các vấn đề đối với võng mạc (bệnh võng mạc do sinh non).

Bài liên quan: Thai nhi được sinh ra do nỗ lực của những nhân tố nào?
Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook